ngobadung

7 tháng 12, 2021

NẠN DỊCH NĂM 1820 DƯỚI TRIỀU VUA MINH MẠNG


Năm Minh Mạng thứ 1 (1820) trong nước có dịch. Hà Tiên, Vĩnh Thanh (Vĩnh Long), Định Tường, Bình Thuận ra tới Quảng Bình rồi Bắc Thành đều có dịch phát to. Vua cho lấy Bạch đậu khấu trong kho làm phương thuốc chữa dịch. Sắc cho các địa phương mỗi nơi lập một đàn để cầu trời tế lễ. Người ốm thì cấp thuốc, người chết thì cấp 03 quan tiền và 01 tấm vải để lo tẩm liệm. Lại sai cho các quan địa phương phải thân đi cấp tiền tuất, hỏi thăm dịch khí nhẹ hay dữ. Nắm số quân dân bị chết, cứ ngày một lần tâu.
     Lúc đó Phú Yên dân chết nhiều, quan trấn là Nguyễn Văn Quế dâng biểu xin chịu tội.
Vua bảo" Trẩm không có đức, trên can phạm hòa khí của trời, bốn phương có dịch đều là lỗi của trẩm. ngươi chỉ là một mục thủ mà còn tự nhận là lỗi mình, huống trẫm là vua thiên hạ, có thế chối lỗi được sao?" (Theo Đại Nam thực lục)

* Dịch ở đây có lẽ là dịch đậu mùa và dịch tả, những thứ dịch và đã từng cướp đi 03 người anh em của vua Minh Mạng và hàng chục ngàn dân lúc đó.
Dĩ nhiên không có vaccine, chỉ có bạch đậu khấu là thứ thảo dược trị nhiễm trùng tiêu hóa, hạ sốt nhưng không rõ công hiệu tới đâu?
Bất lực với dịch người ta tin vào cầu đảo thần linh. Khắp nơi lập đàn cầu khấn do quan trấn đầu tỉnh đứng ra chủ trì. Dân làng cúng bái, đánh chiêng, gõ mõ thả bè chuối để xua đuổi dịch lệ ra sông!
Dịch xãy ra vua cũng tự nhận mình có lỗi vì thiếu đức nên trời mới trừng phạt thần dân!
Ôi "ôn hoàng dịch vật" thời nào cũng khổ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét