HOÀNG SA DƯỚI THỜI CHÚA NGUYỄN
Tháng 7 năm 1754 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đội Hoàng Sa Quảng Ngãi ra đảo theo lệ bị gió bão đánh trôi dạt vào Quỳnh Châu(1) nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho về, chúa sai viết thư cảm ơn.
Ngoài biển thuộc xã An Vĩnh (2), Bình Sơn, Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là "Vạn lý Trường Sa". Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba v.v..
Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân An Vĩnh sung vào, hàng năm độ tháng 3 đi thuyền ra đó, độ 03 ngày thì đến bãi, cho tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải lấy dân Bình Thuận và tứ chánh ra Côn Lôn để tìm lượm hóa vật. Đội nầy cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản.
Theo Quốc Sử quán triều Nguyễn)
* Giếng nước ngọt mà Sử triều Nguyễn đã nêu ở trên là những giếng cổ ở Hoàng Sa; giếng Tiên ở Cù Lao Chàm; giếng cổ ở xã đảo Tam Hải; giếng Vua ở đảo Lý Sơn. Ra đời cùng với hệ thống giếng ven biển trên đất liền, dọc miền trung từ Quảng Trị vô Quy Nhơn.Đó là hệ thống giếng để cung cấp nước ngọt cho các chuyến hải trình mà dân tộc Chămpa đã xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Điều nầy cũng được nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán xác nhận trong "Hải ngoại Ký sự" ghi chép trên đường đi thuyết giảng ở đàng Trong năm 1695. Điều đó đã minh chứng Hoàng Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
(1) Eo biển Quỳnh Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.
(2) nay là Huyện đảo Lý Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét