ngobadung

3 tháng 11, 2015

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa ? GIẢI ĐI CHÉM!




    
Trong ảnh, một tử tội dưới thời nhà Nguyễn bị mang gông, áp giải ra pháp trường nhận án chém.
Bức ảnh ( được vẽ lại trên một ảnh nguyên gốc giống y) tuy không chú thích ông ta bị tội gì nhưng trông ông giống một nhà nho hơn là tội phạm hình sự.
        Đi cùng là những người có trách nhiệm áp giải, một đao phủ to lớn nhưng có tuổi (có phải lão Ngáo đó chăng ?). Một người lính cầm đao đi theo, chiếc đao nầy sẽ giao cho đao phủ thực thi bản án.
         Ngày xưa án chém dành cho người phạm trọng tội phản nghịch, đại bất kính, bất hiếu, phạm một trong thập đại ác do Luật Hoàng triều quy định. Dù vậy rất nhiều người truyền đạo Thiên chúa, các giáo sĩ nước ngoài cũng bị xử chém không nương tay dưới triều Nguyễn.
Phía tây bắc kinh thành Huế cách chừng 3km theo đường QL1 có Cống chém An Hòa, nơi tất cả các phạm nhân mang tội tử hình đều bị xử ở đây. Điển hình như các nhà yêu nước Thái Phiên, Trần Cao Vân...
        Lão Ngáo , nhân vật trong bài thơ của Tố Hữu hay Bát Lê, nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân là những đao phủ khét tiếng đã từng trảm hàng trăm cái đầu!
"Sống không thù nhau, chết đừng oán trách... Người ngồi cho vững, cho ngọt nhát dao. Hởi quỷ không đầu " Đó là câu nói của đao phủ ngân nga trước khi xuống đao đối với tử tội như một lời giải bày lý do phải thực thi nhiệm vụ !

                                                   Ngô Bá Dũng
                                          ngobadung.blogspot.com

Đội quân cận vệ kinh thành Huế
(người cao lớn cầm gươm đứng  bên trái - rất giống với "lão Ngáo" )




Bài thơ của Tố Hữu

“Hỏi cụ Ngáo”:

“Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu,
Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu?
Sao không chặt hết đầu bao đứa,
Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu?
Nay lão vác tròng đi thịt chó,
Chó vàng, chó mực tội gì đâu?
Sao không chặt hết bao con đó,
Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?”

2 nhận xét:

  1. Trần Thụ
    Bài viết hay!

    Trả lờiXóa
  2. Đỗ Thị Minh
    Tư tội xưa trông khí phách, chắc là sĩ phu yêu nước. Tử tội bây giờ chưa chết đã ị trong quần.

    Trả lờiXóa