ngobadung

4 tháng 12, 2014

Kỷ lục cho người gánh nước thuê cuối cùng ở Hội An



        
Ông Nguyễn Đường, 84 tuổi
Hôm nay , ngày 4 tháng 12 năm 2014, trên  cầu An Hội, thành phố Hội An, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục Việt Nam cho cụ ông Nguyễn Đường, người có trên 60 năm chỉ làm công việc gánh nước thuê để mưu sinh. Cuộc đời của ông gắn liền với chiếc giếng cổ Bá Lễ, có tuổi đời vài trăm năm, đặc biệt giếng nước rất trong mát có vị ngọt của sự tinh khiết, được người Hội An tự hào, yêu quý. Người ta cho rằng sợi mì cao lầu của Hội An trở nên đặc biệt cũng vì nhờ làm từ giếng Bá Lễ.

    Từ nhiều năm nay những nhà giàu ở các phố Cường Để (Trần Phú), Nguyễn Thái Học, Lê Lợi... Hội An ngày trước khi chưa có nước máy đã đành nhưng đến khi có nguồn nước máy cũng "nghiện" nước giếng Bá Lễ để pha trà, nấu ăn nên công việc gánh nước thuê của cụ sáng nào cũng tất bật với một lượng khách hàng nhất định. Nói như ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An "Giếng Bá Lễ là một cái giếng đặc biệt, gắn bó với con người phố Hội. Ông Nguyễn Đường cũng là một con người đặc biệt, vì có thể nói, cả cuộc đời ông chỉ làm công việc gánh nước giếng Bá Lễ. Hình ảnh ông Đường gánh nước thuê đã trở thành một phần của phố cổ Hội An, hình ảnh ấy rất gần gũi, thân quen đến độ bây giờ nếu vắng là thiếu. Ai cũng thương, cũng yêu và quý ông. Lo một ngày ông mất đi, Hội An sẽ mất đi một hình ảnh thân quen, nhiều người thương nhớ”.
      Năm nay ông đã ngoài 80 và chiều nay 4.12. 2014 ông được người Hội An và tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh một con người Hội An bình thường nhưng nổi bật với tính cần mẫn, siêng năng, cần cù với một nghề trên suốt 60 năm để nuôi sống bản thân và gia đình.
   Tại buổi lễ vinh danh, nhiều thanh niên Hội An mặc những chiếc áo có in hình ông với nụ cười chất phác, đôn hậu. Nhiều người Hội An và khách nước ngoài đã chụp ảnh lưu niệm với ông. Với sự xúc động ông móm mém đề nghị "cho tôi gánh lại thùng nước xem thử có còn được không". 
   Những bạn trẻ Hội An đã vỗ tay chào mừng ông bằng vũ điệu đường phố vui nhộn để vinh danh người gánh  nước cuối cùng của Hội An. 
                                          

                                       Ngô Bá Dũng


    

Giếng nước Bá Lễ



    

4 tháng 11, 2014

“ Tang điền biến vi thương hải”


   

          Ông bà ta xưa thường nói “Thương hải biến vi tang điền”, nghĩa là: biển xanh biến thành ruộng dâu. Ruộng dâu biến thành biển xanh. Ý nói cảnh đời luôn luôn biến đổi, không có gì gọi là bền vững vĩnh viễn. Rút gọn câu nói đó, người ta hay dùng từ Tang Thương để chỉ về thảm họa đau xót nào đó do thiên nhiên hoặc con người gây ra cho môi trường, cuộc sống chúng ta.



            “ Tang điền biến vi thương hải”
     Từ đầu tháng 10 cho đến nay bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An luôn bị hiện tượng xói lở rất nghiêm trọng. Hàng ngàn mét khối cát bị sóng và dòng chảy của biển mang đi để lại những vực sâu trên 2 mét chạy dài dọc theo bãi biển. Nhiều cây dừa bị  biển đốn ngã nằm bật cả gốc. Tốc độ xâm thực của biển diễn ra rất nhanh và sự tàn phá của nó cũng rất kinh ngạc. Người dân ven biển cho biết chỉ trong vài ngày biển đã ăn sâu vào vài chục mét. Biến cả bãi biển đẹp, thơ mộng yên bình ở đây thành bãi chiến trường. Mọi người đều bàng hoàng trước sự tàn phá đột ngột và dữ dội của thiên nhiên. Nếu chính quyền không có biện pháp khắc phục nhanh chóng thì việc xâm thực cả tuyến đường ven biển ở đây chỉ còn là thời gian rất ngắn và điều đó thực sự là thảm họa cho môi trường và ngành du lịch của Hội An.
      Xói mòn hay bồi tụ - “ Tang điền vi thương hải” là quá trình diễn ra tự nhiên hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên điều nầy đã trở nên bất bình thường ở các quốc gia ven biển ở Châu Á trong đó có Việt Nam khi có sự tác động của các yếu tố tự nhiên như sóng biển, dòng chảy, thủy triều, mưa bão…
      Cùng với các yếu tố tự nhiên thì tác động của con người với sự gia tăng dân số đã gây nên những tác động tiêu cực đối với môi trường như nạn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên rừng đã làm gia tăng sự xói mòn bất bình thường vùng thượng lưu, gia tăng lượng bồi tụ của phù sa bồi lấp làm cạn dần các dòng sông (sông Hoài- Hội An). Các tác động khác ở hạ lưu như đắp đập ngăn dòng, san lấp các đầm lầy ngập mặn cùng thảm thực vật ở khu vực ven biển để làm kinh tế đã làm cho lượng phù sa mang ra của biển của sông ngày càng ít đi. Trong khi đó hiện tượng triều cường cao với sóng biển và dòng chảy đã đẩy nhanh hiện tượng xói mòn bờ biển mà vụ xâm thực ở bãi tắm Cửa Đại và đoạn bờ biển phía đông của Hội An là một minh chứng rõ nhất.

                                      Ngô Bá Dũng 
Bãi tăm Cửa Đại tan hoang
Đang gia cố chống kè
Những cây dừa bị quật ngã do sóng





Bãi Cửa Đại Hội An bị xói lở nghiêm trọng



Bãi tăm Cửa Đại cách đây vài năm

1 tháng 11, 2014

Xe Lamb ba bánh.



Xe Lamb ba bánh.
    
Xe Lamb  ba bánh - ảnh sưu tầm
Được sản xuất từ nước Ý qua các thương hiệu như Vespa, Lambertta rồi Lambro. Xe Lamb (không phải Lamborghini đâu nhé), một cách gọi tắt, có tay lái bằng ghi đông, máy nằm ngang được đặt dưới ghế bác tài, máy có tiếng nổ to, giòn tan, nghe rất sướng tai. Vì là động cơ hai thì, dùng xăng pha nhớt nên xả ra khá nhiều khói. Bọn trẻ chúng tôi có đứa rất thích hít mùi khói đó!
        Xe Lamb ba bánh, là phương tiện chuyên chở công cộng phổ biến trước năm 1975, tuy máy có dung tích 198cc nhưng có thể chở được 13 người và hàng hóa. 


        Hồi nhỏ đi học, tôi thường chọn ghế đàng trước, ngồi sát bên bác tài, má tôi dặn đừng ngồi bên trái, tôi cũng không hỏi vì sao?  Ngồi phía trước vừa mát vừa được quan sát đó đây nhưng đôi khi vào cua phải né, vừa thủ thế vì cùi chỏ bác tài thỉnh thoảng thốc vào hông đau điếng. Đôi lúc, xe trở chứng khách ngồi bên bác tài phải xuống để tránh chỗ cho bác tài khởi động cần đạp hoặc lật ghế ra để kiểm tra xăng lửa, chùi bugi.

      Xe Lamb thường chạy các tuyến Đà Nẵng – Phước Tường, Đà Nẵng – Hòa Khánh. Tôi nhớ thời ấy chừng 5 đến 10 đồng cho mỗi cuốc xe, vì máy nổ quá “êm” nên khách muốn xuống ở đâu thì la to “xuống, xuống!” hoặc đập vào thùng xe để bác tài nghe mà dừng … " Xe dừng... đừng nhãy!". Bác tài la lớn rồi dùng cả hai tay, nghiến răng bóp côn, lùi số, giảm ga… rà thắng. Bằng kinh nghiệm tôi tự nhủ cứ còn dưới 100m thì “xin xuống”  để đến  khi xe dừng là vừa!

      Xe Lamb một phương tiện di chuyển công cộng phổ thông, bình dân phù hợp với nhịp sống đô thị vùng ven. Một hình ảnh gắn với ký ức của nhiều người về một thời đã qua.    

              Xe Lamb đã xa rồi còn đâu!

                                      Ngô Bá Dũng
Xe Lamb -ảnh ngobadung
Tài xế xe Lamb

20 tháng 7, 2014

Tourane - Đà Nẵng xưa và nay !

Những hình ảnh Đà Nẵng xưa và nay !








Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu "sô cô la" nổi  tiếng lúc bấy giờ - Chocolat Lombart ra đời 1912 ở Pháp - về cuộc kháng chiến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp -TBN.


Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốc cháy trong cơn giao chiến. -

Ngô Bá Dũng sưu tầm.
      
         Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tôn đã lập ra Quảng Nam thừa tuyên đạo, cư dân đầu tiên là Chiêm Thành về sau thêm nhiều người Việt theo đoàn quân "chinh phạt" tình nguyện ở lại định cư. 
     Dưới thời Pháp thuộc có tên là Tourane, một nhượng địa của người Pháp. Theo đó các xã Phước Ninh, Hải Châu, Thạch Thang, Nại  Hiên, Nam Dương  gọi là "ngũ xã" thuộc Tourane do người  Pháp trực tiếp cai trị. Phần đất còn lại do Triều đình cai quản, dân cư phần lớn là người bản xứ. Tại đây, người Pháp đã cho xây dựng nhiều công trình công cộng, mở mang đường sá, nhà ga, bến tàu, bưu điện, nhà đèn, thủy cục, nhà thờ, trường học, bệnh viện, đồn bốt...để phục vụ cho công dân Pháp cũng như cho sự đô hộ lâu dài ở đây!
....Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Tourane xưa, Đà Nẵng nay đã có nhiều thay đổi.      
     Những hình ảnh hiếm hoi ngày xưa cùng với những hình ảnh Đà Nẵng bây giờ. 
        Cảnh cũ, người xưa một thời... hoài niệm!
                                                           
                                                                     ngobadung 
   Một bằng chứng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
 Bản đồ hàng hải của người Tây Ban Nha từ đầu TK XVII (năm 1606) đã ghi rõ đảo Paracel (Hoàng Sa) là của Việt Nam.



Người dân Tourane xưa mừng Quốc khánh Cộng hoà Pháp 14.7 và Đà Nẵng 100 năm sau.




Ga chính Tourane
Ga Đà Nẵng nay - ảnh Ngô Bá Dũng
Tourane -  bến tàu Courbet (đoạn ngả ba Bạch Đằng -Quang Trung bây giờ)

Nơi ấy bây giờ !  ảnh Ngô Bá Dũng
Khách sạn MORIN de Tourane (do anh em nhà Morin)  ở Đà Nẵng ngày xưa sáng lập. Nay là Khách sạn Bạch Đằng (Morin có một chuỗi các khách sạn tại Việt Nam gồm Huế - Đà Nẵng và Bà Nà )
 Nay là khách sạn Bạch Đằng (2010) ...nhưng cũng đã bị phá bỏ rồi ! - ảnh Ngô Bá Dũng

Bãi biển Thanh Bình xưa .
Bãi biển Thanh Bình ngày nay (2010) !  ảnh Ngô Bá Dũng

Nhà thờ Chánh   còn gọi nhà thờ Con Gà do trên nóc có biểu tượng con gà trống Gaulois. Nhà thờ nằm trên rue du Mussé, nay là đường Trần Phú.

Vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ (2008) - ảnh Ngô Bá Dũng

                                               Noel 2012



Đường Bạch Đằng ( rue Courbet ) - Trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L'U.C.I.A) lập năm 1904- Trước 1975 là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ - Sau năm 1975 là nhà trưng bày chứng tích tội ác ĐQM - Ngày nay là tòa nhà khách sạn Indochina River side - Ảnh cho thấy đây là con đường trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nơi có bến tàu, đường hỏa xa và các tòa nhà lớn của các công ty thương mại. Một chiếc Renault 1927 của hãng Staca đang chở khách trên đường. Phía xa là những chiếc xe kéo và những cư dân lao động buôn gánh bán bưng trên vỉa hè.









Trụ sở của L'UCIA nay là khách sạn Riverside Indochina -  ảnh  Ngô Bá Dũng


           Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 ( Minh Mạng) theo kiểu  vauban, có thành cao 12 mét, nơi đây vào năm 1858 đã xãy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân dân Đà Nẵng (do Thống chế Lê Đình Lý, rồi đến Thống chế Nguyễn Tri Phương chỉ huy) với liên quân Pháp - Tây Ban Nha .
          Nhà thờ và Bệnh viện xưa (trong ảnh) được xây trên nền của thành Điện Hải - Ngày nay nhà thờ không còn nữa. Phần đất thấp, kế nhà thờ, nay là Công viên Phần mền và thành Điện Hải đang được trùng tu. Tại khu vực nầy khi xây dựng, người ta đã phát hiện nhiều loại vũ khí xưa.





Thành Điện Hải ngày nay. Tòa thành chỉ còn cao 2 m so với 12 m trước đây. - ảnh Ngô Bá Dũng


Đình làng Phước Ninh xưa ( đường Lê Đình Dương). Xung quanh dân cư thưa thớt, nhà tranh vách đất. Cư dân sống bằng nghề làm muối, trồng trọt.

Đình làng Phước Ninh (2009) bên trong khuôn viên UBND phường Phước Ninh. Tội nghiệp ngôi đình đang bị "xâm thực" dần! Mấy năm trước còn thấy tấm bình phong, giờ đây đã mất rồi ! 
ảnh Ngô Bá Dũng



                                                                  

Chợ Cồn - Được xây dựng vào những năm 1940, trên một cồn đất cao nằm trước Kho Đạn (kho đạn, trại giam... nay cũng đã giải tán). Đây là ngôi chợ vào loại lớn, buôn bán sầm uất của Tp Đà Nẵng. Năm 1984 chính quyền thành phố đã cho xây lại chợ với tên là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Chợ Cồn. Ảnh cho thấy cổng chợ nằm trên mặt tiền đường Khải Định (Ông Ích Khiêm bây giờ).
Chợ Cồn ... với tên mới Trung tâm Thương nghiệp!-  ảnh Ngô Bá  Dũng
Bên trong chợ  Hàn

                                                                 
Chợ...thời nào cũng đông ! -  ảnh Ngô Bá Dũng




Đình làng An Hải

Nay !           ảnh Ngô Bá Dũng






Ga Chợ Hàn (Gare de Tourane Marché - old photo ) được xây dựng trong những năm 40, nhằm thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa đi các nơi trong nước. Đến những năm 90 ga nầy bị phá bỏ để làm con đường Bạch Đằng đẹp như ngày nay.

2009 - ảnh Ngô Bá Dũng

Đường Champeaux về sau đổi là Republique rồi Hà Nội, nay là Hùng Vương - Khu vực trong ảnh bên trái là chợ vườn Hoa, nay là khu đất "vàng" đang xây dựng bãi đổ xe ngầm và khu đất bên phải là khu triễn lãm 84 Hùng Vương nay cũng đang được xây dựng thành khu cao ốc của thành phố Đà Nẵng.
Đường Hùng Vương -  ảnh Ngô Bá Dũng

Ngã ba Sài Gòn - Hà Nội (1945) ! nay là Bạch Đằng - Hùng Vương, con đường buôn bán sầm uất nhất nhì Đà Nẵng





Nay !    ảnh Ngô Bá Dũng





Đường Độc Lập  (đoạn trước trường Thánh Tâm bây giờ)

2010  - ảnh Ngô Bá Dũng


Nhà hàng trên sông trước 1975


Những năm 1990 - ảnh Ngô Bá Dũng







2011- ảnh Ngô Bá Dũng





Bến cá Bạch Đằng trước 1975, sau nầy là bến phà Sông Hàn. Chiếc cầu quay sông Hàn bắt đầu ở vị trí nầy bên bờ Tây - Photo by JOHN DILL



Cầu Sông Hàn - ảnh Ngô Bá Dũng

                                            Cầu Cẩm Lệ năm 1969 - ảnh sưu tầm
                                                                                                                            


Trẻ con trên vùng cát Sơn Trà ngày xưa!  Không áo, không quần. Suốt ngày  rông chơi trên cồn cát
                                    

Nay !                ảnh Ngô Bá Dũng
Đà Nẵng- lớp tiền bối !
Đà Nẵng - lớp hậu sinh !     ảnh Ngô Bá Dũng









Ngã tư Republique - Ferry -  Hùng Vương - Trần Phú bây giờ.



Nay !             ảnh Ngô Bá Dũng














Rạp hát Hòa Bình

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - ảnh Ngô Bá Dũng



Đình làng Hải Châu, chụp năm 1952. - Old photo- Nơi thờ tự các tộc họ, nguyên quán từ  xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa,  các tiền hiền đã theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam bình Chiêm từ năm 1471 và định cư ở luôn lại đây. Những cư dân đầu tiên nầy và con cháu họ đã có công lớn trong việc hình thành thành phố Đà Nẵng như ngày nay.

Đinh làng Hải Châu - Người ta đã "trùng tu" một cách tùy tiện, cổng tam quan và nhà thờ chính đã không còn lưu giữ lại kiến trúc vốn có của nó. Hình như người ta đã lấy mẫu từ một đình làng nào đó ở Bắc bộ để làm khuôn mẫu "trùng tu" cho đình làng cả nước - Rất tiếc,  một ngôi đình có gần 200 tuổi, bây giờ chỉ còn 5 tuổi! - Hai Chau home village -  ảnh Ngô Bá Dũng

Trường  trung học Sao Mai trước 1975




Sau 1975 có tên Nguyễn Văn Trỗi rồi Trần Phú - ảnh Ngô Bá Dũng

Nay phải di dời để mở đường thông với cầu Rồng. ảnh Ngô Bá Dũng

Trường Thọ Nhơn, ngôi trường cho con em người Hoa ở Đà Nẵng.

Nay !   -  ảnh Ngô Bá Dũng


Rạp Kim Châu xưa - Nay là rạp Lê Độ


Áo tơi - áo kết bằng lá buông. được người dân mặc lúc trời mưa hoặc 
mặc chống nắng, chống nóng khi ra đồng. Ảnh của tạp chí LIFE


Trời mưa ! ảnh Lệ Thúy


Bưu điện Đà Nẵng xưa.

Bưu điện Đà Nẵng nay- ảnh Ngô Bá Dũng




 TOURANE - Trận bão lớn năm 1916- Trên bến tàu Courbet cây cối gãy đổ, lác đác vài chiếc tàu bị chìm.
                                                              Đường "Ngô Quyền" 1969
Đường Ngô Quyền 2013






90 năm sau, năm 2006,trận bão Xangseng ở Đà Nẵng  đã gây thiệt hại lớn với nhiều người chết và hàng ngàn ngôi nhà bị sập và bị hư hại  (46 người chết ở miền Trung) - Ảnh: Ngô Bá Dũng

Bệnh viện nổi Helgoland (Tây Đức) thả neo tại bến Bạch Đằng Đà Nẵng từ 1967 đến 1972 để cứu chữa cho nạn nhân chiến tranh..

Bờ đông sông Hàn trước năm 1985
Vietnam  --- Image by © moodboard

2009 -  ảnh Ngô Bá Dũng
Tòa nhà mới  Azura bên bờ đông sông Hàn (2012) - ảnh Ngô Bá Dũng
Toàn cảnh Đà Nẵng 1931 ngobadung sưu tầm
Đà Nẵng - ảnh ngobadung



Bản đồ Tourane 1940, cả thành phố chỉ chừng 20 con đường nhưng nay đã có trên 1400 con đường. -  ảnh tư liệu Ngô Bá Dũng



Thương lượng giữa các quan chức bản xứ và thương nhân thuyền buôn nước ngoài. Người ngồi kiệu, lọng che, với râu dài có lẽ tương đương chức Chủ tịch UBND thành phố bây giờ - Tourane 1749 by Charles Fouqueray- (đây có lẽ là bức tranh xưa nhất về Đà Nẵng) -
Ngô Bá Dũng sưu tầm


                                      " Cho đôi bờ Đông- Tây nhà cao, cao mãi...." ảnh Ngô Bá Dũng



Kiến trúc sư trưởng. 

Sử dụng lại hình ảnh và chú thích trong trang nầy phải ghi rõ từ nguồn:  ngobadung.blogspot.com