ngobadung

4 tháng 9, 2018

Bảy Viễn

NHÂN VẬT NỔI TIẾNG QUA ẢNH
Lê Văn Viễn

         Ông tên Lê Văn Viễn nhưng người ta biết nhiều với biệt danh Bảy Viễn.
      Bảy Viễn có cuộc đời lừng lẫy và ly kỳ như pho tiểu thuyết. Là người gốc Hoa ở Chợ Lớn, từng là trùm du đảng khét tiếng Saigon thập niên 20 của TK trước ... từng vượt ngục Côn đảo thành công 03 lần !
     Do thời thế và tính cách"anh hùng" không kém phần ngang tàng (1)đã đưa đẩy Bảy Viễn bỏ Việt Minh về hàng Pháp rồi lên dần tới cấp thiếu tướng. Được Quốc trưởng Bảo Đại bổ làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia (CSQG) Việt Nam với uy quyền bậc nhất sau Quốc trưởng!
     Làm trùm cảnh sát nhưng Bảy Viễn chỉ lo kinh doanh cờ bạc và nhà thổ. Tài sản Bảy Viễn nhiều vô kể. Hồi đó chưa biết gởi nhà bank nước ngoài.   Vàng bạc thu được Bảy Viễn cho đóng thùng phuy hàn kín đem chôn khắp nơi. (2)
     Sau khi người Pháp thất bại ở Đông Dương. Quốc trưởng Bảo Đại cũng lưu vong. Bảy Viễn mất đi chỗ dựa. Mặt khác do chính quyền họ Ngô truy quét, tấn công ráo riết. Bảy Viễn phải trốn tránh tại lãnh địa Rừng Sát (3). Cuối cùng phải chọn con đường lưu vong ở Pháp rồi chết trong nghèo khó sau nầy!
                   ngobadung biên khảo
      * (1) Khi ông Nguyễn Văn Y mới nhậm chức TGĐ CSQG. Bảy Viễn cho người mời ông Y qua lãnh địa của mình ... chơi (bên kia cầu chữ Y, q8). Khi tiếp ông Y. Bảy Viễn với tấm thân to lớn, cởi trần, lưng khoe hình xăm vằn vện. Bên dưới quấn chiếc xà rông... thái độ rất kẻ cả. Sau buổi tiếp, Bảy Viễn còn cho dọn cơm ngon, "chiêu đãi" gái đẹp và cho tiền ông Y xài...
Sau đó, mọi việc đại tá Y đã báo cáo hết cho Tổng thống Diệm.


 
      * (2) Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc CSQG sau nầy cho biết có lần quân đội của tướng Dương Văn Minh hành quân tảo thanh khu rừng Sát (căn cứ của Bảy Viễn) đã phát hiện và thu giữ 02 thùng phuy tiền vàng chôn dưới nước. Chiến lợi phẩm được tướng Minh tự ý phân chia cho những người có công (?).
       Đại tá Y cũng thừa nhận đã cho lính mang số lượng lớn vàng và tiền thu được đem đi phơi vì tiền giấy bị thấm nước nên rất thối!
       Sau nầy đến tai chính quyền. Ông Ngô Đình Nhu liền cho điều tra truy vấn. Thời gian sau vụ án tạm khép nhưng hồ sơ thì vẫn còn nguyên trên bàn của ông Nhu!
        Không rõ sau vụ nầy, ông Minh do có lo sợ vụ án sẽ được lật lại bất cứ lúc nào (?). Tướng Minh từ viên tướng con cưng của nhà Ngô đã trở thành người cầm đầu đảo chính lật đổ chính quyền họ Ngô năm 1963 (?) dẫn đến cái chết của hai ông Diệm - Nhu!
     * (3) Chiến khu Rừng Sát của Bảy Viễn có trong tay lực lượng quân sự lên đến cấp Trung đoàn, được trang bị vũ khí hạng nặng sẵn sàng đối kháng. Phía chính phủ, lúc đó ông Dương Văn Minh mang hàm Thiếu tướng là Chỉ huy trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm đặc khu Rừng Sát.
   (xem video phỏng vấn đại tá NVY trên youtube bởi ông Lâm Lễ Trinh, nguyên Bộ trưởng thời đệ Nhất Cộng hòa)
             Ngô Bá Dũng biên khảo.

Đà Nẵng xưa

Đà Nẵng 1969
    

Tòa nhà trung tâm tấm ảnh là trường Sao Mai. Nay là đầu đường Nguyễn Văn Linh. Nơi chiếc tàu màu sậm là đuôi Cầu Rồng.
     Đường ngang trước mặt là Độc Lập, nay là Trần Phú.
    Phía xa là tàu bệnh viện Tây Đức Helgoland thả neo dài hạn ở đây. Cạnh đó là Quan thuế nay là VTV.
    Cổ Viện Chàm nằm ở góc bên phải.
    Khu đất rộng phía trái là trại Quân vận nay là UBND quận Hải Châu. Cạnh là đường Lê Đình Dương.
         Xưa và nay cũng nhiều thay đổi!