ngobadung

31 tháng 7, 2021

Một góc ngã tư xưa ở Đà Nẵng



        ĐÀ NẴNG - ngã tư Quang Trung và Nguyễn Thị Giang (NTMK) thập niên 60 xưa.
    + Mũi tên tím: Quang Trung
    + Mũi tên vàng: NTMK.
       Trạm biến áp vẫn còn đến 1990-1994
     Lúc nầy chưa có các bệnh viện, hai bên đường là hồ rau muống, đoạn trước Trung tâm chỉnh hình có
chiếc cầu với lan can sắt dài chừng 7m để thoát nước qua phía cư xá Tự Đức (Lê Lai).

Chùa cổ Tam Thai, Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn



          
        

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
      Sư trù trì và hai chú tiểu rất "quái" ở động Huyền Không hơn 100 năm trước.
     Ở đây có 02 ngôi chùa cổ Tam Thai và Linh Ứng được cho là được xây dựng từ thế kỷ XVI. Chuyện rằng công chúa Ngọc Ngôn, con gái vua Gia Long xuất gia tu ở chùa nầy nên vua Minh Mạng đã hai lần đến đây thăm em và đã cho tu bổ chùa thành Quốc tự. 
     Trụ trì giai đoạn nầy là sư Từ Trí, ông được triều đình bổ nhiệm trông coi ở đây, ông mất năm 1921 - theo thời gian chụp tấm ảnh nầy, có thể người trong ảnh là ông?

Con cháu hoàng tộc và con thường dân xưa ở Huế.








          Con cháu hoàng tộc và con thường dân xưa ở Huế.
    Ảnh trên được chụp ở phủ của một ông Hoàng.
    Ảnh dưới ở rạch Phủ Cam - gần đó, cùng thời!

7 tháng 7, 2021

Xe gắn máy ở Miền Nam trước 1975



      
     

Từ sau 1966 ở miền Nam bắt đầu nhập xe gắn máy Nhật, hồi đó các hiệu buôn xe gắn máy lớn ở Đà Nẵng đều nằm trên đường Hùng Vương như Vĩnh Lộc (sát rạp TV), Lê Văn...
     Giá xe Nhật chừng dưới 40 đến 45 ngàn/chiếc.
Các thương hiệu được ưa chuộng nhất là Honda, Suzuki, Yamaha đến các tên ít ưa chuộng như Kawasaki, Bridgestone, Candy... cũng có mặt. Honda là hãng xe tiên phong đưa ra động cơ 4 thì cho xe gắn máy trong khi các hãng khác và các thương hiệu từ Châu Âu cũng sản xuất động cơ 2 thì. Vì vậy số đông người Việt Nam đã chọn xe gắn máy hiệu Honda.



XE HƠI CÓ MẶT Ở VIỆT NAM TỪ KHI NÀO?



       
Vua Khải Đinh trên xe hơi ở hoàng cung Huế
Xe hơi có mặt ở Việt Nam chừng 120 năm.
Theo tài liệu Saigon xưa hồi đó cả Sài Gòn chỉ chừng 100 chiếc xe ôtô. Trong đó đa số là xe chính phủ Pháp. Biển số từ C1 đến C100.
       Các thương hiệu gồm Peugeot, Panhard, Delage...
       Sau đó chừng 15 năm vua Khải Định cũng xuất ngân khố sắm một chiếc ô tô để công du.
Ảnh trên là chiếc xe hơi của bưu điện ở Vũng Tàu.
Ảnh dưới là chiếc xe ôtô đầu tiên của nguời Việt ở Huế và vua Khải Định đang "ngự" ở vị trí VIP.