ngobadung

29 tháng 4, 2023

Dinh Thị Trưởng và bà Thị Trưởng Dalat xưa.

Dinh Thị Trưởng và bà Thị Trưởng Dalat xưa.

 Tòa nhà Thị chính Dalat có tuổi đời trên 110 năm, nằm trên ngọn đồi cao có thể quan sát thành phố từ bốn phía.
    Bà Thị trưởng Nguyễn Thị Hậu, luật sư gốc người Hanoi, bà là phụ nữ đầu tiên đứng đầu một thành phố có tiếng của Miền Nam giữa những năm 60 của TK trước.










21 tháng 4, 2023

Ngôi trường xưa nhất ở đất Saigon

Ngôi trường xưa nhất ở đất Saigon.
Nằm bên hông dinh Độc Lập có tên Collège Chasseloup Laubat - nay là THPT Lê Quý Đôn.
Hơn 150 năm mà mặt tiền cổng ngõ còn giữ nguyên.         
     Nhiều người nổi tiếng từng học ở đây như ngài Phạm Công Tắc, Giáo chủ Cao Đài, vua Norodom Sihanouk, học giả Vương Hồng Sển, ông Trần Văn Giàu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Evis Phương, ca sĩ Thanh Thúy, tướng Dương Văn Minh...

18 tháng 4, 2023

ĐỘNG TÁC CHUYỀN CÀNH - Những hình ảnh về anh chàng Tarzan nơi rùng xanh


Đàn vọc nắm nguyên tắc khi chuyền cành: 
      Không qua một lần mà đi từng con kẻo nặng, gãy cành.
      Con đầu đàn đi sau cùng để kiểm soát đàn.
   







16 tháng 4, 2023

Đám Đám tang của một vị quan An Nam

BƯU ẢNH XƯA
Đám tang của một vị quan An Nam ở Saigon đầu TK XX.
Đoàn đưa tang đi qua đoạn đường sắt cho thấy lúc bấy giờ "Đồng mả ngụy" vẫn còn là nơi chôn cất người chết ở Saigon.
"Đồng mả Ngụy" nay ở đâu đó gần khu vực ga Saigon. Nơi Nhà Nguyễn hành quyết và chôn tập thể gần 2.000 người nỗi loạn chống Triều đình 200 năm trước nay đã mất dấu theo bụi thời gian


12 tháng 4, 2023

Đà Nẵng xưa - trường Nam tiểu học

Đà Nẵng - Trường Nam tiểu học
Đà Nẵng xưa - trường Nam tiểu học.
Để phân biệt với trường Nữ tiểu học (tức trường Phù Đổng bây giờ).         Trường nầy sau 75 có tên trường Kim Đồng về sau chuyển giao cơ sở nầy cho trường THPT Phan Châu Trinh (tức khu đối diện với PCT hiện nay).
       Ảnh cho thấy kiến trúc của trường mang nét Pháp.
       Đà Nẵng hồi đó đất rộng, học trò ít nên trường chỉ xây trệt, sân chơi rộng rãi, bây giờ trường tiểu học phải xây 03 tầng, sân chơi thu hẹp, có phường phải đến 02 trường tiểu học mà vẫn không đủ chỗ cho học trò!


11 tháng 4, 2023

CHÀ VÀ Ở SAIGON - BƯU ẢNH XƯA


CHÀ VÀ Ở SAIGON - BƯU ẢNH XƯA
    Cha con người Ấn Độ ở Saigon hơn trăm năm trước.
Người Việt gọi họ là Chà Và Chetty (anh bảy Chà để phân biệt với anh ba - ba tàu). Họ kinh doanh bằng nghề cho vay lấy lãi, buôn bán vải vóc, tơ lụa, xe ngựa kéo; nuôi bò... Theo cụ Vương Hồng Sển khoảng 1950 có anh Chà Và nuôi bò trên trăm con ở nội đô. Chính quyền lúc đó yêu cầu mang đàn bò ra ngoại ô nuôi. Đồng thời bán cho anh ta vài hecta ở khu vực lăng Cha Cả (Tân Sơn Nhứt) để nuôi bò, trồng cỏ. Chà Và khóc ròng vì phải lo chạy tiền để mua đất để chăn nuôi. Không ngờ mấy năm sau giá đất ở đây tăng cao vùn vụt nhiều lần, Chà Và không thèm nuôi bò nữa mà chia lô bán đất làm nhà thu vô khá bội. Chà Và lúc ấy hết khóc mà chỉ cười rồi ngồi đếm bạc. 
      Chà Và, Ma Ní, Tàu nị, Khờ me...Họ cùng với các sắc dân khác đã tạo ra một Saigon với nhiều bản sắc đa dạng.

Nhà hàng Continental xưa



Nhà hàng Continental
Nằm vị trí đắc địa nhứt Saigon, gần Bưu điện, nhà thờ Đức Bà, sát bên Nhà hát tây. Khánh thành năm 1880, chủ nhân ban đầu là một Pháp kiều giàu có xây để làm khách sạn. Về sau Công tước Montpensier, là cháu nội của vua Louis I mua lại để tặng cho nhân tình cũng là nữ Bá tước người Pháp xinh đẹp.
       Ông Công tước nầy nổi tiếng xài tiền như nước, đã từng xây lầu ông Hoàng (lầu ông Hoàng đó thuở xưa chân Hàn Mạc Tử đã qua ) ở Phan Thiết chỉ để... nhảy đầm.
      Theo cụ Vương Hồng Sển, hằng năm cứ đến mùa khô ở Saigon là các ông hoàng, bà chúa bên trời tây kéo qua săn bắn, ăn chơi ở đất Saigon. Nghe nói độ ăn chơi, xài tiền của những người nầy thì các công tử giàu có ở Nam kỳ như công tử Bạc Liêu hay Bạch Công tử họ Lê cũng chỉ dám đứng xa mà ngó.

4 tháng 4, 2023

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐUA THUYỀN Ở ĐÀ NĂNG


Đua thuyền là môn thể thao ưa thích của ngư dân Quảng Nam & Đà Nẵng, đua thuyền được tổ chức trong các ngày lễ hội, dịp tết.
   Thuyền đua được đóng bằng gỗ nhẹ, có chiều dài chừng 20 mét cho 17 đến 20 vận động viên.



Các thuyền đang chuẩn bị - trên bờ các khán giả đang đến theo dõi cỗ vũ




Xe găn máy của khán giả

Chuẩn bị

Xuất phát

Các đội đang tăng tốc


Họ quan niệm thần linh sẽ phù hộ trong cuộc đua -
và họ đang tung những tờ giấy tiền âm phủ
 và giấy tượng trưng cho vàng bạc 


Quang cảnh cuộc đua



Cỗ động viên


Vòng qua cột mốc






Khán giả


Đội chiến thắng 

 


1 tháng 4, 2023

Phủ Định Viễn - HUẾ


Ảnh Ngô Bá Dũng - Phủ Định Viễn - HUẾ
PHỦ ĐỊNH VIỄN
Là tư thất của ông hoàng Nguyễn Phúc Bính, tự Định Viễn, là em của vua Minh Mạng.
Định Viễn Công Bính không ham mê chính trị chỉ thích ca hát và giỏi kinh doanh. Hơn nữa Phủ ông Hoàng nầy gần bến đò Chợ Dinh nơi thương nhân khắp nơi tụ tập về đây để buôn bán. Ông nắm bắt cơ hội làm ăn nên rất giàu có. Ông cũng từng dính dáng đến 02 vụ dùng thuyền công đi buôn lậu gạo nên từng bị vua anh quở phạt cúp lương 06 tháng!.
       Độ giàu có của ông được xem là nhất nhì thời ấy. Đến vua Minh Mạng cũng từng thốt "Phú bất như Định Viễn".
      Ông có cả thảy 73 người con, phủ Định Viễn đặt ở Làng Tây Thượng. Nay ở cuối đường Nguyễn Sinh Cung - Huế.

HỘI AN: Tây thích cưỡi trâu chụp ảnh.

Ảnh Ngô Bá Dũng
Tây thích cưỡi trâu chụp ảnh.
Con trâu nầy có số sướng khỏi cảnh đi cày, không bị roi vọt mà lại được ăn no, tắm mát lại được chủ nâng niu chiều chuộng... Vì mỗi ngày làm ra tiền triệu cho chủ!