ngobadung

4 tháng 1, 2016

Đình Nại Nam, thành phố Đà Nẵng

Đình Nại Nam, thành phố Đà Nẵng
     
Đình Nại nam, Đà Nẵng
      Ngôi đình thờ chư phái tộc tiền hiền, có 110 năm tuổi. Vị trí ngôi đình cổ ngày nay nằm trong quần thể khu TDTT Tuyên Sơn, thuộc phường Hòa Cường Bắc, Đà Nẵng.
      Ngôi đình có nguy cơ xóa sổ vào năm 2002 nếu không nhờ "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy nâng ngôi đình lên cao 2m như ta thấy bây giờ.
      Đình còn đó nhưng ông Cẩm Lũy đã khuất bóng!

                               Ngô Bá Dũng

        

Đèn thắp sáng nơi công cộng thời xưa

Thấy gì qua tấm ảnh xưa?
Đèn đường thời xưa
         
Đèn Mù u ở Huế
Một trụ đèn đường ở Huế những năm đầu TK XX.
          Ngày xưa khi chưa có điện, dân ta dùng dầu phụng, dầu dừa, dầu mù u, mỡ heo thắng... sau nầy có thêm dầu hỏa là những thứ nhiên liệu dùng để thắp sáng ban đêm.
          Trong ảnh là đường Diệu đế, Gia Hội, Huế 

(con đường có một tên, không thay đổi từ xưa đến nay). Đầu đường có trụ đèn thắp sáng bằng dầu mù u vào mỗi khi màn đêm buông xuống. Vì vậy ánh đèn đêm cũng leo lắt như tên của thứ dầu mà người ta dùng để thắp nó.
        Trông coi việc thắp đèn, kiêm việc châm dầu, thay bấc, tu bổ đèn là những viên chức thuộc Bộ Công.
       Về sau nầy, khi có nhà máy điện thì đèn dầu dần dần được thay bằng đèn điện, đèn cao áp, sáng rực như ngày nay.
       Mấy lời "ôn cố tri tân" vậy !

                                Ngô Bá Dũng

Đèn đường xưa
Đường Diệu Đế nay
Đèn đường xưa ở Bến Thủy - Vinh
Một ngọn đèn đá xưa còn sót lại trong khuôn viên chùa Diệu Đế - Huế

Ải Nam Quan

Thấy gì qua tấm ảnh xưa?
                              Ải Nam Quan

     
Ải Nam Quan
Theo Đại Nam Nhất thống chí thì Ải Nam Quan là biên cương giữa Trung hoa và nước ta.
     Nơi có mũi tên màu xanh là Đài Chiêu Đức thuộc Ải Nam Quan của Trung Quốc. Nơi có mũi tên màu đỏ là Đài Ngưỡng Đức thuộc Ải Nam Quan bên phía Việt Nam.
      Cũng theo Đại Nam Nhất Thống chí,  Đài Ngưỡng Đức là nơi đón đón tiếp sứ bộ tạm nghỉ để đi tiếp sang Trung Quốc. Ngoài ra chức năng của nó còn được xem như một cơ quan Hải Quan của ta ngày nay.
      Ông Nguyễn Trọng Đang, nguyên là Đốc trấn Lạng Sơn có viết trong văn bia ghi rõ " Năm thứ 44 niên hiệu Càn Long, nhà Thanh, Đang tôi làm chức Đốc Trấn. Trãi qua năm năm là năm Giáp Thìn mới cho sửa lại Đài Ngưỡng Đức bằng gạch, ngói. Đài mới trở nên hoành tráng".
     Sử sách, hình ảnh còn đó. Chiêu Đức đài vẫn y chỗ cũ nhưng Ngưỡng Đức đài của ta không biết có còn không?

                             Ngô Bá Dũng


Ải Nam Quan - ngobadung suu tầm

3 tháng 1, 2016

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA Tiệm vịt quay của người Hoa ở Chợ Lớn xưa.

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA
Tiệm vịt quay của người Hoa ở Chợ Lớn xưa.

       

Người Hoa ở Chợ Lớn



    Người Hoa đến Việt Nam từ lâu nhưng làn sóng di dân chỉ ồ ạt sang nước ta từ khi nhà Minh sụp đổ. Chợ Lớn - Sài gòn là nơi Hoa kiều cư ngụ đông nhất.
Ẩm thực Trung Hoa cũng vì thế đã du nhập sang Việt Nam. Vì thế món vịt quay Bắc Kinh hay Tứ Xuyên đã vốn nổi tiếng trên thế giới cũng có mặt ở đây.
            Trong ảnh là những thợ người Hoa đang sơ chế vịt bằng cách dùng ống đu đủ để thổi cho vịt căng phồng trước khi đưa vào tủ trưng bày nhằm hấp dẫn thực khách.
            Những người trong ảnh có thể là những tiền bối của các tiệm vịt quay có tiếng như Phát Thành, Vĩnh Phong... ở Chợ Lớn ngày nay. 

                                           Ngô Bá Dũng