Dãy Hải Vân ngăn cách giữa Thuận Hóa và Quảng Nam, đường đi khó khăn vắng vẻ. Nhiều người muốn tìm lối đi khác khi Bộ Công cho người đi khám thì không còn lối mở nào khác hơn lối cũ. (như hiện nay).
Vua bảo rằng: "Nếu làm lợi cho muôn đời thì công vạn, của kho cũng không tiếc, huống chi cửa quan hùng tráng ấy là nơi hiểm (yếu) tự nhiên để làm nơi che chở bảo vệ nước nhà, nếu đang cao mà làm cho thấp thì còn gì là chỗ hiểm yếu".
Rồi dụ cho quan huyện ở kinh và quan tỉnh Quảng Nam thông sức cho dân
"Ai muốn làm nhà hai bên đường núi thì miễn các thứ thuế và miễn đi phu. Ai không đủ sức làm nhà thì cấp tiền cho. Cốt sao từ chân cho đến đỉnh núi, hai bên đều có nhà liền nhau. Miễn sao cho người đi đường có nơi dừng chân tạm trú, đói có chỗ ăn, khát có chỗ uống".
Kết quả có 06 hộ dân ngoại tịch ở Quảng Nam xin làm nhà ở đường núi, vua chuẩn cấp mỗi người 10 quan tiền.
(Theo Quốc sử quán triều Nguyễn).
*Một chủ trương đúng nhưng chỉ có 06 hộ dân hưởng ứng. Phải chi nguồn trợ cấp gấp 10 lần lúc đó thì người định cư chắc sẽ khá hơn.
Bài thơ "Tàn tốt" của Tùng Thiện Vương ra đời 20 năm sau có câu.
"Ỷ TRƯỢNG ĐỘC CÔ SƠN TỬU ĐIẾM..."
(Chống gậy một mình tìm quán rượu - trong bài thơ Người lính thất trận) cho thấy trên dãy Hải Vân lúc đó đã có lác đác dân cư mở hàng quán sinh sống.
Nay thì trên núi Hải Vân (phía Đà Nẵng) những khu đất rộng có "view" đẹp hướng ra biển đã mọc lên những khu dừng chân vui chơi có bán vé vào cổng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét