Năm Minh Mạng thứ 8 vua sai hai Kinh lược sứ là Nguyễn Văn Hiếu và Hoàng Kim Xán đi thanh tra Nam Định.
Cai án(1) Nam Định Phạm Thanh và Thư ký Bùi Khắc Kham nổi tiếng tham lam, hung ác. Nghe tin đã bỏ ấn đi trốn.
Việc đến tai vua, vua nghiêm trách Hiếu và Xán, nếu bắt không được thì quy tội "cố thả"(2).
Đối với Trấn thần Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Đức Chính vua cũng nghiêm dụ về tội "dung túng, thiên vị" và tội "nịnh chức" hạn cho 03 tháng phải bắt cho được kẻ phạm tội, nếu không phải nghiêm trị.
Sau đó Thanh và Kham đều bị bắt, giải đến chợ trấn Nam Định chém ngang lưng, gia sản bị tịch thu chia cho dân nghèo.
Cũng trong đợt thanh tra nầy các quan chức của Phủ Kiến Xương, Ứng Hòa, Đại An đều bị bãi chức và hàng chục viên chức nhỏ cũng đã bỏ trốn.
Vua bảo Bộ Hình "Giết bọn lại mọt ấy dẫu là việc nhỏ, mà quan hệ đến việc khuyên răn rất lớn".
Cai án(1) Nam Định Phạm Thanh và Thư ký Bùi Khắc Kham nổi tiếng tham lam, hung ác. Nghe tin đã bỏ ấn đi trốn.
Việc đến tai vua, vua nghiêm trách Hiếu và Xán, nếu bắt không được thì quy tội "cố thả"(2).
Đối với Trấn thần Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Đức Chính vua cũng nghiêm dụ về tội "dung túng, thiên vị" và tội "nịnh chức" hạn cho 03 tháng phải bắt cho được kẻ phạm tội, nếu không phải nghiêm trị.
Sau đó Thanh và Kham đều bị bắt, giải đến chợ trấn Nam Định chém ngang lưng, gia sản bị tịch thu chia cho dân nghèo.
Cũng trong đợt thanh tra nầy các quan chức của Phủ Kiến Xương, Ứng Hòa, Đại An đều bị bãi chức và hàng chục viên chức nhỏ cũng đã bỏ trốn.
Vua bảo Bộ Hình "Giết bọn lại mọt ấy dẫu là việc nhỏ, mà quan hệ đến việc khuyên răn rất lớn".
(theo Đại Nam Thực lục)
(1) Ngang chánh án.
(2)Thông đồng, bao che.
* Hình luật xưa xem tội tham nhũng là trọng tội, bị xã hội và đồng liêu coi khinh.
Đặc biệt vua Minh Mạng rất ghét quan chức tham nhũng, ông từng "thẳng tay" nhiều vụ từ cung đình cho đến địa phương.
Vua buộc 02 Kinh Lược Sứ và 02 quan đầu tỉnh phải có nhiệm vụ bắt cho bằng được 02 viên quan đã bỏ trốn để quy án, nếu không sẽ ghép vào các tội "bao che - thông đồng - dung túng - thiên vị "!.
(1) Ngang chánh án.
(2)Thông đồng, bao che.
* Hình luật xưa xem tội tham nhũng là trọng tội, bị xã hội và đồng liêu coi khinh.
Đặc biệt vua Minh Mạng rất ghét quan chức tham nhũng, ông từng "thẳng tay" nhiều vụ từ cung đình cho đến địa phương.
Vua buộc 02 Kinh Lược Sứ và 02 quan đầu tỉnh phải có nhiệm vụ bắt cho bằng được 02 viên quan đã bỏ trốn để quy án, nếu không sẽ ghép vào các tội "bao che - thông đồng - dung túng - thiên vị "!.
Thử hỏi xử và áp chế cấp trên có liên quan như vậy làm những ông quan chực tham nhũng nghe thôi đã xanh mặt - lòng dạ mô còn dám nghĩ tới kế sách "Hy sinh đời bố cũng cố đời con" như thiên hạ ngày nay hay nói?
(ảnh chỉ có tính minh họa)
(ảnh chỉ có tính minh họa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét