ngobadung

10 tháng 2, 2023

LỄ HIẾN PHÙ NGÀY 07 tháng 11 năm Nhâm Tuất 1802



Đồng tiền thời Cảnh Thịnh (Quang Toản)
LỄ HIẾN PHÙ 
    Ngày Giáp Tuất nhằm ngày 7.11 năm Nhâm Tuất tức ngày 1.12.1802, tại Thái Miếu diễn ra lễ Hiến phù - có nghĩa là trình diện các tù binh cấp cao Tây Sơn đã bị bắt để cáo (báo cáo) trước bàn thờ tổ tiên.
Gồm: 
     Nguyễn Quang Toản (vua)
     Tể tướng Nguyễn Quang Duy (em Toản).
     Nguyên soái Nguyễn Quang Thiệu (em)
     Đốc trấn Nguyễn Quang Bàn (em).
     Thiếu phó Trần Quang Diệu
     Tư đồ Võ Văn Dũng
     Tư mã Nguyễn Văn Tứ
     Đổng lý Nguyễn Văn Thận
     Đô ngu Nguyễn Văn Giáp
     Thống tướng Lê Văn Hưng. 
        Những người nầy sau đó bị dẫn ra cửa phía tây kinh thành Huế để bị xử chết, riêng Quang Toản bị xử bằng hình thức cho ngũ tượng (5 con voi) phanh thây. Số còn lại đều bị xử chém.
        Một cuộc hành hình mà vua Gia Long đã nói "Trẫm vì 9 đời mà trả thù" (09 đời chúa).
        Những tử tội đều có bữa ăn thịnh soạn trước khi chết, tuy nhiên cũng có người phản đối như Quang Thiệu đã trách anh là Quang Toản "Vì sao lại ăn mâm mướn của địch"!
         Trước khi chịu tội chết, các tử tội còn phải chứng kiến cảnh hài cốt của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã bị đào lên để hành hình, sau đó 03 đầu lâu gồm của Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Quang Toản đều bị bỏ hủ sành giam ngục tối cho đến năm 1885 khi xãy ra cuộc biến động ở kinh thành Huế, người ta mang 03 hủ sành đó đi chôn ở đâu đến nay vẫn chưa rõ!
                Theo Quốc sử quán triều Nguyễn.

     * Thực hiện "Nhỗ cỏ phải nhỗ tận gốc", nhà Nguyễn đã tận diệt hầu hết con cháu của nhà Tây Sơn đến gần trăm người. Trong đó có các người em trai của vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) gồm Quang Cương, Quang Điện, Quang Tự, Quang Duy, Quang Bàn, Quang Thiệu, riêng Quang Thùy đã tự thắt cổ chết khi bị bắt, một số tướng lĩnh quyết chống cự đến phút cuối cũng vị xử chết chung.
       Tuy nhiên đa số tướng lĩnh và quan chức Tây Sơn đã quy hàng đều được bố trí tiếp tục nhiệm sở như Lê Chất gốc Tây Sơn được phong chức Tổng trấn Bắc Thành (thay NVT). Đối với binh sĩ Tây Sơn, phần đông binh lính gốc đàng ngoài được trưng dụng trở lại quân đội nhà Nguyễn, các binh lính Tây Sơn gốc Quy Nhơn, Phú Yên được cho về nguyên quán để làm ăn mà không có sự trả thù.               Điều đó đã được thể hiện bằng các văn bản do vua Gia Long (chúa Nguyễn Ánh) đã từng ban bố trong dân chúng và binh sĩ nhiều lần trước đó .






Trả lờiChuyển tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét