ngobadung

3 tháng 8, 2022

THI CỬ THỜI XƯA









THI CỬ THỜI XƯA
        Năm Giáp Ngọ 1834 Bộ lễ tâu cho phép đặt lệ kỳ thi Hương.
     1. Cả nước có 06 trường thi, đặt tại Thừa Thiên, Gia Định, Nghệ An, Thanh Hoa, Hanoi, Nam Định.
       Kỳ thi tổ chức trong 03 ngày - chấm thi và yết bảng sau 12 ngày. Ngày yết bảng cũng là ngày ban áo mũ và cho ăn yến.
     2. Ba tháng trước kỳ thi, các địa phương sát hạch lại và lập danh sách thí sinh.
     3. Các sĩ tử phải về quê quán để ứng thí, riêng thí sinh từ Biên Hòa trở vô mà quê ở xa được phép thi tại Gia Định.
    4. Các quan trường thi phải may sẵn áo mão để ban phát cho cử nhân.
    5. Chọn các quan chủ khảo, phó chủ khảo, giám khảo, Đề điệu (đánh phách, hồi phách, giữ bài), Giám sát, Mật sát (bí mật), Lại điển (thư ký)
   6. Bài chấm theo thang Ưu, Bình, Thứ, Liệt. Những quyển chấm đỗ giao cho Phúc viện xem xét lại.
   7. Các quan nội và ngoại trường cấm tiếp xúc với nhau. Quan lại và sĩ tử vi phạm đều bị tội đồ, phạt trượng.
   8. Ai viết không đủ quyển hoặc bỏ trắng đều bị cách.
             Theo Đại Nam Thực lục.

     * 
     Theo đó thì học trò Phú Yên, Quảng Bình phải về Huế; học trò Cao Bằng, Lạng Sơn phải xuống Hà Nội; học trò Hà Tiên, An Giang, Khánh Hòa phải cơm đùm gạo bới về Gia Định để thi.
Quy định về thi cử và hình phạt cũng nghiêm ngặt.
Các quan coi việc thi cử bị phạt mà lịch sử có nhắc đến như Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát.
     Học trò Tôn Thọ Tường học giỏi đi thi giùm (hộ) đã phải can án!
   


Ảnh xưa: Các tân khoa ở trường thi Nam Định được đãi yến tiệc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét