ngobadung

30 tháng 7, 2022

NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT ĐẦU TIÊN LẤY CHỒNG TÂY LÀ AI?


Cổng vào Lăng Vua Minh Mạng
Người phụ nữ Việt lấy chồng tây đầu tiên là ai?

   Trong " Sứ Tây nhật ký" cụ Phạm Phú Thứ có viết khi phái đoàn Đại Nam sang Pháp năm 1863 để chuộc đất có gặp một người đàn bà An Nam.
    Bà tự giới thiệu với cụ Phan Thanh Giản và cụ Phạm Phú Thứ, tên mình là Nguyễn Thị Liên 75 tuổi, nguyên quán phường Thợ Đúc - Huế. Vợ góa của ông Nguyễn Văn Chấn, tức ông tây Philippe Vanier làm quan dưới triều Gia Long (bạn của Chaigneaux Nguyễn Văn Thắng - đã viết bài trước đây). Còn cô đầm lai đi theo là Marie con gái của bà và ông Chấn.
      Bà Liên nói với cụ Phan "Tui theo chồng con về tây đã 37 năm, chừ đã 75 tuổi rưỡi, lúc ổng còn sống đã hứa đưa về nước Nam chơi nhưng chẳng may chồng tôi qua đời, phần tôi tuổi tác già nua, thôi đành sống chết ở đây. Không trông có ngày về cố hương được nữa.
       Bởi bây chừ nghe tin các cụ lớn vâng mạng sang sứ Pháp đình, tui rất vui mừng, vội vàng lên đây bái yết. Được các cụ lớn tiếp kiến niềm nở, thật là quý báu và có phước cho thân già tôi vậy. Cho tui kính thăm sức khỏe Đại Nam Hoàng đế"
         Khi nói chuyện bà Liên nói tiếng Việt rất khó khăn nhiều câu vô tình xen tiếng Pháp nên cô Marie phải nhắc chừng.
         Phái đoàn cụ Phan Thanh Giản ở Paris hai tháng thì bà Liên cũng từ quê nhà Lorient lên Paris thuê nhà ở luôn cho tiện tới lui với phái đoàn.
Đến ngày sứ bộ về nước, bà còn bùi ngùi tống biệt. Cụ Phan thay mặt triều đình tặng bà 50 lạng bạc, 20 đồng ngân tiền và 10 tấm lụa. (Viết theo Trung Bắc Tân Văn 1940).

*
     Ngày xưa Vanier và Chaigneaux vốn là hai sĩ quan Hải Quân Pháp với đầu óc phiêu lưu đã bỏ quân ngũ nghe theo cha Bá Đa Lộc về đầu quân cho Nguyễn Ánh, cả 02 ông được chúa Nguyễn Ánh đặt tên Việt là NgV.Chấn và NgV.Thắng hàm Nhị phẩm. Được phong Chưởng cơ chỉ huy Hải quân, ông Chấn chỉ huy chiếc thuyền chiến mang tên Long, ông Thắng phụ trách chiếc Phụng. Cả 02 ông lấy vợ Việt, đều gốc Công giáo và họ là những phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Pháp, lúc đó là đầu TK19.

CÁC BÀ PHI, TẦN XƯA



Các bà Phi, Tần xưa
CÁC BÀ PHI, TẦN XƯA
Một Khi đức vua chẳng may qua đời. Các bà phi được sắp xếp sống cạnh lăng mộ vua để cùng lo hương khói, chăm sóc lăng tẩm của người chồng chung và cũng là chôn vùi tuổi thanh xuân cho tới lúc chết.
          Còn các bà phi thuộc cấp thấp hơn được cho về nhà. Ba năm sau được phép tái giá nhưng chỉ được lấy thường dân. Thời Nguyễn các bà phi được chia làm 09 bậc, cao nhất là Hoàng Quý Phi, thấp nhất là Tài nhân. Ở Duy Xuyên, Quảng Nam có một thiếu nữ xinh đẹp họ Đoàn được phong quý phi thời chúa Nguyễn Phúc Lan, tức bà Đoàn Quý Phi, mộ hiện nay vẫn còn ở Duy Trinh, Duy Xuyên , Quảng Nam.


     Bưu ảnh xưa là các bà phi thuộc đời vua trước cùng hai quan Thái giám đứng trong khuôn viên nội cung ở Huế

26 tháng 7, 2022

CHẾT ĐÃ VÀO HÒM CÒN BỊ CHÚA NGUYỄN ÁNH ĐÁNH 100 ROI !





Tranh vẽ Chúa Nguyễn Ánh thời 
còn bôn tẩu, phục quốc
VÌ SAO CHƯỞNG TIỀN QUÂN LÊ VĂN QUÂN ĐÃ CHẾT CÒN BỊ CHÚA NGUYỄN ÁNH ĐÁNH 100 ROI?
        Lê Văn Quân, người gốc Ba Giòng, Định Tường, tuy bất học nhưng có sức khỏe và gan dạ. Từng theo phò chúa Nguyễn Ánh bôn ba khắp nơi, gian khó đủ điều, từng lập công tiêu diệt quân Miến Điện giúp vua Xiêm cũng như có công khôi phục đất Gia Định.
       Do "Bất học vô thuật" Quân thường thiếu lễ với chúa, hay ganh tị, hiềm khích với các tướng trẻ như Võ Tánh, người đã được chúa Nguyễn Ánh gã em gái cho. Vì vậy Quân cáo bệnh ở nhà mặc dầu chúa 3 lần vời đến!
           Chúa cho đình thần nghị tội - đình thần cho "tội Quân nên chết"- Chúa nghĩ tình và công nên không nỡ giết mà chỉ cách chức, song còn muốn cho lập công chuộc tội để sau sẽ dùng nhưng không ngờ Quân oán vọng mà uống thuốc độc tự tử.
         Chúa vừa giận vừa thương tiếc, đến tận nhà khóc thảm, rồi tự mình đánh vào quan tài 100 roi. Rồi cử 8 người chuyên chăm sóc mộ cho.
          Cha mẹ Lê Văn Quân già yếu được cấp dưỡng trọn đời, các con của Quân được miễn lao dịch.
               Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn.

       * Làm tướng mà bất học vô thuật nhiều khi lại dẫn đến những quyết định sai lầm!
         Nguyễn Ánh dùng Lê Văn Quân vì lòng trung thành và sự gan dạ. Từ một nông dân, thuộc hạ của Đỗ Thành Nhân, Quân đã thăng chức Chưởng Tiền Quân, ngang hàng với Hữu quân Nguyễn Văn Thành.
         Cái chết của Lê Văn Quân khiến chúa rất ân hận, vừa thương vừa giận, giận Lê Văn Quân và giận cả chính mình.
        Việc chăm lo cho những người còn sống cũng như đánh roi vào quan tài cho thấy Chúa Nguyễn Ánh rất hối hận và thương tiếc một người có công đồng thời cũng là hành động nhằm trấn an tinh thần những người đang chiến đấu dưới ngọn cờ phục quốc của mình.

16 tháng 7, 2022

NGUYÊN PHI TỐNG THỊ LAN CHÁNH THẤT CỦA VUA GIA LONG



Tranh vẽ Bà Tống Thị Lan 
trên TTO
NGUYÊN PHI TỐNG THỊ LAN CHÁNH THẤT CỦA VUA GIA LONG. 
     Tiên tổ của bà vốn làng Bùi Xá, Tống Sơn, Thanh Hóa, buổi đầu theo Tiên chúa vào Nam dựng nghiệp tại làng An Quán, Điện Bàn, Quảng Nam. 
    Năm Mậu Tuất 1778, Nguyễn Ánh sắm sửa lễ cưới với bà tại Gia Định. Năm Canh Tý 1780 bà sinh Hoàng tử Cảnh. Bốn năm sau Hoàng tử theo cha Bá Đa Lộc làm con tin đến Pháp để nhờ sự giúp đỡ để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh và vợ cầm nước mắt đưa con đi, con đi rồi, Chúa nói với vợ "Con ta đi rồi, ta cũng đi đây, phi ở lại phụng thờ quốc mẫu, chưa biết sau nầy gặp nhau ra sao, hãy lấy vàng nầy làm tin".
     Nói rồi chúa bỏ ra thoi vàng 20 lượng rồi chặt làm đôi, mỗi người giữ một nửa. (1)
     Năm 1803, sau khi phục quốc, vua Gia Long phong bà làm Hoàng hậu, ngài có lời khen bà như sau:" Mến nghĩ Nguyên phi Tống thị đẹp người, đẹp nết, theo ta ba chục năm phong trần, gian truân vào sinh ra tử. Giúp việc hiếu ở cung Trường Lạc; dâng cơm hầu từng đủ vị trân cam; chia nỗi khổ ở núi Cối Kê (2), tay dệt vải để giúp cho tướng sĩ; Cởi trâm nơi Vĩnh Hạng, vá cho áo cổn lại lành; trông đuốc chốn minh đình, tìm áo giúp vua dậy sớm...Non sông dựng lại đã cùng nhau gánh vác gian nan, nhật nguyệt sáng cùng, nên chung hưởng nền phú quý"... 

    * Hoàng hậu Tống Thị Lan có 02 người con với vua Gia Long nhưng đều mất sớm, Hoàng tử Cảnh mất khi đã được phong là Đông Cung Thái tử nên ngai vàng về sau vào tay người em cùng cha khác mẹ là vua Minh Mạng. Bà được vua Gia Long hết sức yêu quý, khi mất được táng bên cạnh nhà vua ở Lăng Thiên Thọ. 
   (1) 02 thỏi vàng ấy còn thờ ở Thế Miếu. (2) Tên ngọn núi mà Việt vương Câu Tiễn ẩn mình chờ phục quốc. 
   Ảnh vẽ: Bà Tống Thị Lan 
   Pic 2: Mộ bà Tống Thị và vua Gia Long.
   Pic 3: Bưu ảnh xưa 200 năm trước.
google.com, pub-5359254591841323, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tác giả trước mộ vua Gia Long và Hoàng hậu Tống Thị Lan



Ngôi song mộ Vua Gia Long và Hoàng hậu 200 năm trước qua bưu ảnh
của người Pháp

HONDA SS50 - Honda 67

Ảnh của Nick Ut



      Honda SS50 còn gọi là Honda 67 vì nó ra đời vào năm 1967, được nhập cảng ồ ạt vào Miền Nam theo chương trình viện trợ kinh tế từ chính phủ Hoa Kỳ.
     Sở dĩ xe được ưa chuộng vì có hộp số 5 cấp, côn tay, máy tuy chỉ 50 phân khối nhưng chạy rất mạnh và bền bỉ.
    Những chiếc xe 67 đến nay đã hơn 50 năm vẫn còn chạy tốt.
    + Ảnh trên của Nick Ut chụp ở An Lộc
    + Ảnh dưới do Mỹ chụp.

google.com, pub-5359254591841323, DIRECT, f08c47fec0942fa0

13 tháng 7, 2022

TRƯƠNG PHÚC LOAN - KẺ LOẠN THẦN LÀM SỤP ĐỔ TRIỀU NGUYỄN

Nguyễn Huệ, lãnh tụ KN Tây Sơn,
ban đầu với khẩu hiệu diệt trừ 
loạn thần Trương Phúc Loan

TRƯƠNG PHÚC LOAN - KẺ LOẠN THẦN LÀM SỤP ĐỔ TRIỀU NGUYỄN. 
    Gốc Hà Trung, Thanh Hóa, thuộc dòng Trương Công được chúa đổi cho chữ PHÚC.
     Phúc Loan được chúa phong làm Quốc phó, phụ trách bộ Hộ (thuế), lại được chúa cho thu thuế vùng sông Thu Bồn, Trà Sơn (Sơn Trà), Trà Vân (Hải Vân) làm bổng lộc riêng. 
      Chưa vừa lòng, Loan còn tham lam bớt xén của công trong việc thu thuế vàng ở Quảng Nam. Tài sản vàng bạc nhà Loan chất "cao như núi". 
    Sử có nhắc ở Huế khi nước lụt rút, Loan sai gia nhân đem vàng ra phơi nắng, ánh nắng phản chiếu vào vàng "làm sáng cả một góc thành"!
    Hai con trai Loan lấy hai công chúa con của chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ngoài ra Loan còn rao quan, bán tước công khai. Ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, bức hại công thần... 
       Cộng thêm mấy năm liền, Thuận Hóa, Quảng Nam xãy ra lụt lội, động đất, núi lở, sao sa, nước đỏ... Trăm họ lầm than đói kém, tiếng than, oán giận Trương Tần Cối (1) khắp nơi.
      (Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn)

     * Loạn thần Trương Phúc Loan là nguồn cơn gây sự bất mãn của trăm họ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở phía Nam và cuộc động binh của chúa Trịnh ở phía Bắc dẫn đến sự sụp đổ của Nhà Nguyễn.
       Bài học đã cũ nhưng vẫn còn giá trị ở mọi thời đại! 
       Ảnh Nguyễn Huệ, lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn. Ban đầu với danh nghĩa trừng trị loạn thần Phúc Loan. 
       Hình nầy được in trên tờ 200đ thời VNCH. (1) Là Tể tướng và là gian thần thời Tống bên Trung Quốc, người đương thời ví Loan như Tần Cối.

Bưu ảnh xưa - Dân Tourane _ Đà Nẵng đón mừng Quốc khánh Pháp 14 tháng 7



Bưu ảnh xua - Tourane Đà Nẵng nhân ngày 14.7
Hôm nay 14.7 nhằm Quốc khánh Pháp.
 Nhìn lại tấm bưu ảnh cách đây 100 năm, người dân Tourane - Đà Nẵng tập trung rất đông để mừng ngày 14.7 trên sông Hàn, đoạn trước Tòa Thị chính Đà Nẵng.

12 tháng 7, 2022

CHUYỆN THÚ VỊ VỀ ĐÁM RƯỚC TỔNG TRẤN SAIGON GIA ĐỊNH XƯA.


CHUYỆN THÚ VỊ VỀ ĐÁM RƯỚC TỔNG TRẤN SAIGON GIA ĐỊNH XƯA.
      Thường thường kiệu Tổng Trấn đi cửa Hữu 
(đường Nam Kỳ Khởi nghĩa bây giờ) nhưng có khi đi phía Gia Định môn (đường Lê Thánh Tôn).
      Ngài ngồi kiệu son, thiếp vàng, tả hữu hai hàng, cờ lọng, trống lệnh nghiêm trang.
      Đi trước có đám lính "nạt đường" và quân cầm đồ nghi trượng gồm hai thanh mác cán dài, hai cái dùi đồng, hai cái búa rìu, hai tấm biển đề chữ "HỒI TỴ" (Tránh xa), cái kia "TĨNH TÚC" (Im lặng) để cho dân biết mà chấp hành.
      Tuyệt đối cấm ai có tang khó, đàn bà bụng mang dạ chửa đứng xớ rớ trước đoàn rước của Tổng trấn.
               Theo cụ Vương Hồng Sển.

       * Đoạn văn tuy ngắn nhưng có nhiều chi tiết khá thú vị xung quanh chuyến đi hằng ngày của người đứng đầu Sài Gòn -Gia Định xưa.
        Một người mà khi sống được dân kính trọng, lân bang nễ sợ, đến vua cũng dè chừng.Khi chết không người nối dõi nhưng được dân lập đền thờ hương khói bốn mùa - Tổng trấn Saigon - Gia Định LÊ VĂN DUYỆT.
google.com, pub-5359254591841323, DIRECT, f08c47fec0942fa0

10 tháng 7, 2022

CÁC THẦY GIÁO Ở QUỐC TỬ GIÁM (1) VÀ CÂY ROI MÂY CỦA VUA MINH MẠNG

Gian chính của trường Quốc Tử Giám Huế
Một góc trường Quốc Tử Giám ở Huế hiện nay
         Là trường học cho các hoàng tử và con quan được xây dựng năm 1803 thời Gia Long. Vua Minh Mạng sai Nguyễn Hữu Thận và Phạm Đăng Hưng lo việc sắp xếp các chức học quan, lệ thi, làm nhà học, lấy thêm sinh viên, hậu cấp lương ăn, định rõ chương trình... rồi tâu lên.
      Những người thầy đầu tiên ở trường là Ngô Đình Giới (2) và Lê Đại Nghĩa, về sau bổ thêm Nguyễn Công Vị, Nguyễn Khoa Thường. Một hôm Nguyễn Công Vị tâu với vua: "Hoàng đệ (em vua) là Quảng Oai Công Quân ham chơi, lười học mà thầy dạy Nguyễn Khoa Thường lại một lạy, hai dạ, thì còn sợ gì mà học?" 
       Vua bảo: "lúc nhỏ trẫm được giúp đỡ sửa chữa của các khanh. Nay em trẫm đều sinh trưởng nơi thâm cung, không dạy thì không thành người có đức được. Các khanh sớm hôm khéo dẫn bảo, nếu có lỗi thì cứ đánh, chớ để nó kiêu căng, lười biếng"    
     Vua nói xong liền ban cho cây roi bằng mây! 

    * Vua nghe chuyện người em ngỗ nghịch, liền cho phép thầy được phép đánh đòn dầu đó là em mình, đồng thời ban cho cây roi để thầy được quyền tùy nghi áp dụng. Người xưa có câu "giáo đa thành oán" có khi lại gieo họa cho thầy! (1)Trường nầy về sau mang tên Hàm Nghi. (2) Ông là cao tổ của ông Ngô Đình Diệm. Ảnh: Một góc trường Quốc Tử giám hiện nay - Huế

2 tháng 7, 2022

GÓC ẢNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU DỊCH COVID 2022 - photos by ngobadung

Chiếc cầu độc đáo ở Đà Nẵng - mỗi tuần rồng phun nước và
lửa vào tối thứ bảy và chủ nhật

Một nhịp cầu Rồng - chiếc cầu màu vàng phía xa do Công binh hải quân Hoa Kỳ
 xây dựng năm 1967, nó còn có tên cầu Nguyễn Hoàng
nay đổi là Nguyễn Văn Trỗi, xa hơn nữa là cầu Trần Thị Lý


Bên kia Sông Hàn "nước xanh như tàu lá'  (ý nói vắng vẻ- ca dao xưa).
Ngày nay bên kia phố xá thênh thang hơn bên nầy.
Một nhà hàng hình con tàu và dãy cao ốc, khách sạn
phục vụ du khách tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng

Bên kia là quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng



Đường Bạch Đằng - con đường thuộc tả ngạn sông Hàn
thời Pháp còn có tên Quay Courbert)


Cầu Rồng

Một khách sạn vừa xây xong trên đường Trần Phú

Sông Hàn - thành phố Đà Nẵng về đêm


Cầu Rồng về đêm

 

Giáo đường Chánh tòa Đà Nẵng



SAIGON - BIÊN HÒA HƠN 200 NĂM TRƯỚC RA SAO?.


SAIGON - BIÊN HÒA HƠN 200 NĂM TRƯỚC RA SAO?.
John Barrow, thuyền trưởng người Anh từng ghé Đại Việt và đã đi từ Saigon ra Danang năm 1792 -1793. Lúc nầy đang có chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn.
Barrow mô tả chủ nhân xứ Saigon -Gia Định -Đồng Nai vốn là người Mạ, Stiêng, người Chăm, Khmer về sau có người Việt, Hoa, lưu dân đến sinh sống. Cũng theo Barrow thuở ấy trên bờ, dưới nước toàn cọp beo, cá sấu hoành hành nên cư dân sống trên nhà sàn để phòng thú dữ. Ngay cả chỗ thờ tự cũng phải đặt trên cây cổ thụ.
Tranh vẽ của Barrow cho thấy chùa trên "ngọn cây". Người dân lạy Phật, trong khi những người khác dâng hoa quả cúng Phật trên cây bằng chiếc thang tre!

XE KÉO XƯA

Giá kéo một cuốc 5 xu, tính theo giờ là 12 xu. Gạo thời giá lúc đó 1 kg là 30 xu.
Thường khách đi xe là công chức, thơ lại, tây đầm. Trong khi giới nhà giàu bản xứ thì sắm xe và phu kéo riêng.
       Tấm ảnh rất đặc trưng cho chế độ thực dân, ông tây to lớn ưởn bụng ngồi chểm chệ trong khi anh phu xe còm cõi oằn lưng kéo sức nặng gấp 3 cơ thể mình!
      Hồi đó là tờ "Bộ Lư"có mệnh giá 100 đồng. Cỡ như các phu kéo xe nầy có khi chưa bao giờ thấy hoặc cầm tờ tiền nầy!