ngobadung

12 tháng 11, 2015

Pickup - những kiểu xe cổ điển


Những kiểu xe Pickup cổ điển !
     
Chevrolet Pickup 1941
Pickup là loại xe bán tải có khoang chở hàng phía sau. Đây là sản phẩm được phát minh và phát triển sớm nhất ở Hoa Kỳ.             

    Do đặc điểm địa hình rộng lớn và nhiều đồi núi nên người Mỹ rất thích di chuyển bằng loại xe nầy.  Pickup mang tính đa dụng, mạnh mẽ và khả năng vượt địa hình, nó còn là phương tiện thích hợp cho những chuyến dã ngoại hoặc thám hiểm trên những cung đường dài, xuyên qua các bang rộng lớn của nước Mỹ.
       Vào thập kỷ 20 của thế kỷ trước,  những chiếc Pickup bắt đầu xuất hiện với các thương hiệu như Ford, Chevrolet, Dodge, GMC và các thương hiệu ô tô nổi tiếng khác của Mỹ. Về sau do tính đa dụng của nó, các hãng xe từ Nhật Bản, Đức , Ý cũng lần lượt cho ra đời các mẫu Pickup của họ.
       Ban đầu Pickup rất đơn giản chỉ có cabin trước hai chỗ và thùng chở hàng phía sau, Pickup mang tính thực dụng, các tiện ích mang tính công nghệ và giải trí không được chú trọng. Các chi tiết như đồng hồ, cản xe, khung, thùng và máy móc, phần lớn được làm bằng chất liệu bền bỉ. 
       Ngày nay do nhu cầu cạnh tranh, những chiếc Pickup được trau chuốc và trang bị nhiều công nghệ mới không kém gì chiếc SUV hay sedan hạng sang. Cabin trước cũng tăng diện tích (cabin kép) để chở được 5 người...  Pickup ngày nay không chỉ người Mỹ mà người dân các nước ở Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indo và các quốc gia vùng Trung Đông, đặc biệt là nhóm IS chống đối  ... cũng rất ưa chuộng.
       Xin giới thiệu những mẫu pickup xưa, tuy cổ điển nhưng vẫn mang vẻ đẹp thời thượng, thậm chí còn đẹp hơn những mẫu xe bây giờ.
                            Ngô Bá Dũng
                        ngobadung.blogspot.com
Berliet 1920 có thể là chiếc Pickup ra đời sớm - 4 bánh xe bằng cao su đặc, hệ thống truyền lực bằng xích. Xe có hệ thống khởi động bằng cần quay tay (ngobadung.blogspot.com)
Ford 1927
Dodge 1935
Chevrolet 1941
  

International 1949
   
GMC 1950
Chevrolet 1955
Mercury 1957
Ford 1956
Ford 1972

VW pickup của người Đức


Mazda Pickup của Nhật
Fiat Pickup của người Ý
Peugeot 203 pickup của người Pháp
 và cuối cùng ... những chiếc pickup truyền thống lâu đời nhất ở vùng Trung đông

Ngô Bá Dũng 
Sử dụng lại từ ảnh và bài viết phải ghi rõ nguồn  ngobadung.blogspot.com




THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA ? XÉT XỬ VÀ HÌNH PHẠT

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA?
     XÉT XỬ VÀ HÌNH PHẠT
       
Hoạt động xét xử thời xưa
Luật Hình xưa quy định 5 hình thức phạt gồm xuy (đánh bằng roi), trượng (gậy, hèo), đồ (lao dịch), lưu (đày), tử (chết).
       Trong ảnh là hoạt động xét xử do viên quan cấp huyện thực hiện. Phạm nhân là một người đàn ông đứng tuổi, ăn mặc tử tế đang quỳ để nghe quan cật vấn xét tội.
      Tham gia phiên xét xử còn có hai viên thư lại, một ngồi ghi chép, một đứng hầu phía sau. Sai nha gồm hai người, một già, một trẻ, cầm roi, cọc và dây như để sẵn sàng thực thi bản án. - ảnh 1
      Ảnh 2 phạm nhân đang bị sai nha "nọc" ngay tại công đường để thi hành bản án. Có lẽ ông ta bị áp dụng hình phạt xuy, tức là bị đánh bằng roi mây!
       Không biết ông ta chịu đựng được bao nhiêu roi!
                   ngobadung.blogspot.com

11 tháng 11, 2015

Thấy gì qua tấm ảnh xưa ? GA LĂNG CÔ 1950

Lăng Cô 1950 - ảnh sưu tầm.
     
Ga Lăng Cô xưa
Trạm dừng trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

      Đã từ lâu, ngày cũng như đêm. Khi tàu vừa dừng ở ga Lăng Cô, quanh cửa sổ các toa, đã rộn rã tiếng rao, tiếng chào mời khách đi tàu mua bánh bột lọc, trứng gà luộc, mía, khoai sắn ... để khách lót dạ trước khi tàu chuyển bánh.
      Và ...cũng từ lâu lắm rồi, có lẽ do các toa đều gắn máy lạnh và có phục vụ ăn uống nên toa tàu luôn "cửa đóng, then gài". 
   Bây giờ, khách đi tàu không còn nghe tiếng rao, tiếng năn nỉ chào mời nữa. Họ đã tìm kế sinh nhai khác!
                           Ngô Bá Dũng
                   ngobadung.blogspot.com

3 tháng 11, 2015

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa ? GIẢI ĐI CHÉM!




    
Trong ảnh, một tử tội dưới thời nhà Nguyễn bị mang gông, áp giải ra pháp trường nhận án chém.
Bức ảnh ( được vẽ lại trên một ảnh nguyên gốc giống y) tuy không chú thích ông ta bị tội gì nhưng trông ông giống một nhà nho hơn là tội phạm hình sự.
        Đi cùng là những người có trách nhiệm áp giải, một đao phủ to lớn nhưng có tuổi (có phải lão Ngáo đó chăng ?). Một người lính cầm đao đi theo, chiếc đao nầy sẽ giao cho đao phủ thực thi bản án.
         Ngày xưa án chém dành cho người phạm trọng tội phản nghịch, đại bất kính, bất hiếu, phạm một trong thập đại ác do Luật Hoàng triều quy định. Dù vậy rất nhiều người truyền đạo Thiên chúa, các giáo sĩ nước ngoài cũng bị xử chém không nương tay dưới triều Nguyễn.
Phía tây bắc kinh thành Huế cách chừng 3km theo đường QL1 có Cống chém An Hòa, nơi tất cả các phạm nhân mang tội tử hình đều bị xử ở đây. Điển hình như các nhà yêu nước Thái Phiên, Trần Cao Vân...
        Lão Ngáo , nhân vật trong bài thơ của Tố Hữu hay Bát Lê, nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân là những đao phủ khét tiếng đã từng trảm hàng trăm cái đầu!
"Sống không thù nhau, chết đừng oán trách... Người ngồi cho vững, cho ngọt nhát dao. Hởi quỷ không đầu " Đó là câu nói của đao phủ ngân nga trước khi xuống đao đối với tử tội như một lời giải bày lý do phải thực thi nhiệm vụ !

                                                   Ngô Bá Dũng
                                          ngobadung.blogspot.com

Đội quân cận vệ kinh thành Huế
(người cao lớn cầm gươm đứng  bên trái - rất giống với "lão Ngáo" )




Bài thơ của Tố Hữu

“Hỏi cụ Ngáo”:

“Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu,
Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu?
Sao không chặt hết đầu bao đứa,
Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu?
Nay lão vác tròng đi thịt chó,
Chó vàng, chó mực tội gì đâu?
Sao không chặt hết bao con đó,
Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?”

13 tháng 9, 2015

CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN HỮU THỊ LAN TRÊN BƯU THIẾP XƯA. (tức Nam Phương Hoàng hậu)

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA?
CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN HỮU THỊ LAN TRÊN BƯU THIẾP XƯA. (tức Nam Phương Hoàng hậu)
       
Chân dung bà Hoàng Nam Phương
Bà là Hoàng hậu cuối cùng của vị vua Nhà Nguyễn, xuất thân từ gia đình giàu có, thế lực ở miền Nam, có cha là đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và gọi người giàu số 1 đất Nam kỳ, tức Huyện Sĩ là ông ngoại.
        Là tiểu thư xinh đẹp, con nhà giàu có, học thức, được gia đình cho đi học bên tây từ nhỏ, thích âm nhạc và thể thao và là hoa hậu Đông dương nhiều năm trước khi lấy vua Bảo Đại.
        Bà có với vua được 5 người con nhưng không thích thói "trăng hoa" của vua chồng. Về cuối đời bà sống khá khép kín và mất vào năm 1963 (1914-1963) tại Pháp.
                            Ngô Bá Dũng




Cô Nguyễn Hữu Thị Lan khi còn học ở Pháp

11 tháng 9, 2015

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA? Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt.


 Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt. 
THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH X ƯA
Tả quân Lê Văn Duyệt



"Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (đây là nơi tên hoạn quan LVD chịu phép nước).
Ngôi mộ có thời bị san bằng không còn nấm
(ảnh trong mộ được cho đắp lại dưới thời Thiệu Trị). Tám chữ trên, được ghi trên bia, dựng ngay trên mộ, có xiềng xích quấn quanh. Đó là cách mà vua Minh Mạng muốn trừng phạt một khai quốc công thần từng vào sinh ra tử giúp vua cha phục quốc.
      Lê Văn Duyệt, từng hai lần làm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định (Bình Thuận tới Cà Mau), người có công biến vùng đất nầy thành nơi trù phú và yên ổn bậc nhất của Nam Việt rồi Đại Nam thời bấy giờ. Không những nhân dân trong vùng kính phục, tin yêu và các nước lân bang cũng nễ uy danh.
      Bản án tuyên cho ông gồm 7 tội, trong đó năm tội chém, hai tội giảo (thắt cổ) nhưng trớ trêu thay việc "xử" chỉ diễn ra sau khi ông đã qua đời!
      Vua Minh Mạng uy vũ là thế cũng phải nễ uy danh ông, không dám "động binh" khi ông còn tại vị.
       Trong bảy tội chết mà triều đình nghị án có những tội như cho người sang Miến Điện ký kết ngoại giao ngầm. Giấu riêng những giấy đóng ấn khống chỉ "Ngự bảo" hay gọi mộ cha mẹ mình là “lăng” và tội có người con nuôi dám nổi dậy chống lại triều đình! (Lê Văn Khôi)
       Nhưng nghiêm trọng nhất, ông đã "phạm trọng tội" và bị vua Minh Mạng rất ghét nhưng lại không nêu trong bản án. Đó là dám tâu với vua Gia Long nên lập Hoàng tử Cảnh chứ không phải Hoàng tử Đảm (tức Minh Mạng) lên làm vua!
        Ngày nay lăng Ông vốn là chốn tôn nghiêm, tọa lạc tại quận Bình Thạnh, tp HCM, lăng được người dân thành phố xem là chốn linh thiêng thường có đông người đến lễ bái.
         Ở Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nhưng lại là con đường hẩm hiu nhất, ngắn nhất... đường không có một số nhà... như cuộc đời và số phận nghiệt ngã đã dành cho ông.

                        Ngô Bá Dũng

 
Mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt - Mộ được phục dựng
và cho tháo xiềng xích như một hành động nhằm khôi phục danh dự cho ông
dưới thời vua Thiệu Trị







Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?Chân dung Ba Biếu và cái chết của ông.

Ba Biếu 1869-1909
Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?
Chân dung Ba Biếu và cái chết của ông.
      
.Ba Biếu (1869-1909), một thủ lĩnh gan dạ luôn sát cánh bên Đề Thám.          Trong trận Thượng Yên tháng 8.1909, Ba Biếu - một chỉ huy xuất sắc và trung thành của nghĩa quân, ông bị thương chẳng may sa vào tay người Pháp do đại tá Bataille chỉ huy.    Ông đã bị chúng giết, bêu đầu ở thị xã Phúc Yên và Phù Lỗ năm 1909.

 
Chân dung Ba Biếu và ảnh ông bị hành hình

Thấy gì qua tấm ảnh xưa? Hòa Thượng trụ trì Tam Thai Quốc tự.

Hòa thượng Từ Trí    1852-1921
  Thấy gì qua tấm ảnh xưa?
 
Hòa Thượng trụ trì Tam Thai Quốc tự.
     Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, nơi có những ngôi chùa cổ nổi tiếng như chùa Tam Thai,  Quán Thế Âm, chùa Linh Ứng (thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, để phân biệt với chùa Linh Ứng mới, trên bán đảo Sơn Trà).
      Trụ trì chùa là những chân tu đạo hạnh trong đó có công chúa Ngọc Lan ( em gái vua Minh Mạng) cũng là người từ bỏ lầu son, gác tía để về đây quy y cửa Phật.
       Trong ảnh là Hòa Thượng Từ Trí, một nhà sư uyên bác, đạo hạnh (1852 -1921)  đang chuẩn bị xuống núi hành đạo.
                                               Ngô Bá Dũng


Ảnh của Ngô Bá Dũng.

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA? NGƯỜI VIỆT ĐI LÍNH CHO PHÁP


THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA?
NGƯỜI VIỆT ĐI LÍNH CHO PHÁP
    
Lính khố đỏ Nam kỳ
 Trong ảnh Người lính khố đỏ Việt Nam chiến đấu cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới lần I (1914-1918), trên ngực đeo 3 huy chương chiến công của Đại Pháp nhưng ăn mặc rất xuềnh xoàng, nón dấu, chân trần... trang bị thô sơ.
            Người An Nam đi lính cho Pháp xưa gọi chung là lính Tập, gồm lính khố đỏ (Nam Kỳ), khố xanh (Trung, Bắc Kỳ) quân phục có thắt lưng, đóng khố thả thòng dưới rốn nhưng vẫn mặc quần, để phân biệt với khố vàng "Ngang lưng thì thắt đai vàng..." thuộc quân đội triều đình và lính lê dương của Pháp bấy giờ.
           Mặc dầu đóng góp công lao, xương máu cho nước Pháp nhưng họ bị phân biệt trong hệ thống quân giai và cả đời sống xã hội.
         Trong quân đội, cấp sĩ quan chỉ trao cho người Pháp. Người Việt cao nhất chỉ đến chức Đội (như Đội Cấn, Đội Dinh...) Ngược lại trên chiến trường, họ và lính thuộc địa Phi Châu phải "xung phong" hứng đạn trên tuyến đầu chống ... Đức!
                            Ngô Bá Dũng

Một đơn vị lính người Việt trên đường ra trận
Binh lính người Việt phải lao động nặng nhọc
Người Việt đi lính cho Pháp


           

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA? AI LÀ ĐẠI GIA CỦA SÀI GÒN - CHỢ LỚN NGÀY XƯA?

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA?
AI LÀ ĐẠI GIA CỦA SÀI GÒN - CHỢ LỚN NGÀY XƯA?
    
   
Tổng đốc Phương - một trong
 tứ đại gia Nam kỳ
Đầu thế kỷ XX, vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn có 4 nhà giàu có tiếng đến nỗi dân gian có câu Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
        *Nhất Sĩ, tức Huyện Sĩ, đất ruộng cò bay mõi cánh! Là con chiên ngoan đạo. Ông từng hiến đất, bỏ tiền xây nhà thờ Huyện Sĩ nằm trên đường Tôn Thất Tùng (gần BV phụ sản Quốc tế) ngày nay.
      *Nhì Phương, tức Đỗ Hữu Phương, hàm tổng đốc, nên dân quen gọi là Tổng đốc Ph
ương.
      *Tam Xường, tên thật là Tường Quan, gốc Hoa. Chuyên thầu cung cấp lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn xưa.
      *Tứ Định, tức Hộ Định cũng người Minh Hương, ngụ cư Chợ Lớn. Đều có tiếng giàu " Nứt đố, đổ vách"!
        Tổng đốc Phương ( trong ảnh), người thấp, phốp pháp, để râu ngạnh, vuốt keo cong kiểu cá trê, ăn mặc chải chuốc như người Âu. Người đương thời ví von ông có phong cách "tây hơn cả tây" và là người "trung thành" số 1 với nước Pháp, được Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh.
          Sài gòn hồi trước có con đường lớn mang tên ông, đường Tổng đốc Phương.
                                                Ngô Bá Dũng

11 tháng 8, 2015

THẤY GÌ QUA BỨC ẢNH XƯA ? Bức ảnh hiếm hoi về Hoàng Thị Thế vào năm 1932 (con gái của Đề Thám, thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế).

THẤY GÌ QUA BỨC ẢNH XƯA ?
Bà Hoàng Thị Thế, con gái của Đề Thám


Bức ảnh hiếm hoi về Hoàng Thị Thế vào năm 1930 (con gái của Đề Thám, thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế).
Bức ảnh được chụp lại từ film La Lettre 1930 do điện ảnh Pháp sản xuất và Hoàng Thị Thế trong một vai chính.
Nước An Nam, ( Việt Nam) lúc bấy giờ không mấy người biết đến và Hoàng Thị Thế được báo chí "lăng xê nhầm" là nàng Công chúa Trung Hoa đóng phim, đấy cũng là cách PR thời bấy giờ để thu hút nhiều khán giả đến rạp chiếu phim.



          
                     Ngô Bá Dũng

Hoàng Hoa Thám và các con- Người đứng cạnh Đề Thám là Hoàng Thị Thế

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA ? NGHỀ VÁY TAI DẠO


THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA ?

Nghề VÁY TAI dạo

Nghề váy tai xưa

Xem bức ảnh xưa, một người đang hành nghề váy tai dạo. Theo phong tục xưa, dân ta dầu đàn ông hay đàn bà cũng đều để tóc dài, bới củ tỏi phía sau, nên chẳng ai buồn hớt tóc và vì vậy chỉ còn ...váy tai!.
  Tai là chỗ "nhạy cảm" nhất vì vậy ít người đồng ý cho người khác dùng vật cứng ngoáy vào nhưng qua các tấm ảnh xưa cho thấy những người được váy tai rất có "cảm giác" vì vậy nghề nầy mới có cơ hội phát triển.
     Theo đà tiến hóa của xã hội, cùng với nghề váy tai dạo, các nghề khác như thiến heo, gánh nước thuê, đóng guốc, nhuộm răng đen, bịt răng vàng... đã mai một và không ai còn biết đến.
     Rằng, xã hội Việt Nam xưa từng đã có những nghề lạ như thế!


                                                      Ngô Bá Dũng


7 tháng 8, 2015

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa? Một phiên chợ heo ở Bắc kỳ vào đầu TK XX.

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?
    Một phiên chợ heo ở Bắc kỳ vào đầu TK XX.
        
Chuẩn bị mang heo ra chợ
Đây có lẻ là phiên chợ đặc biệt vì sự có mặt của vài người Pháp và được chụp hình.
        Khác với chợ heo ở Nam và Trung Kỳ, người ta dùng rọ để nhốt. Ở đây, những con heo bị "trói thúc ké", bị "bịt mồm, bịt miệng" bằng lạt tre. Để heo không "cụ cựa" người ta còn dùng một đoạn cây nẹp dọc dưới bụng rồi buộc cố định chung quanh. Với cách "nhốt" không cần rọ nầy, heo chỉ nằm yên cho khách hàng tha hồ lựa chọn.
       Thật là sáng kiến thông minh nhưng nay đã bị "thất truyền" !

                              Ngô Bá Dũng
  
Phiên chợ heo Bắc kỳ đầu TK XX

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa? Các nghệ sĩ hát tuồng làm mặt xấu khi chụp ảnh.

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?
Các nghệ sĩ hát tuồng làm mặt xấu khi chụp ảnh.

   
Các nghệ sĩ tuồng xưa
Nghệ thuật tuồng (hát bội) rất phát triển dưới thời Nhà Nguyễn, nhất là khi Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài chạy vào Đàng Trong và được Chúa Sãi trọng dụng, ông đã mang nghệ thuật tuồng đến với cung đình và công chúng. Về sau các vị vua triều Nguyễn cũng như các bà Hoàng, bà Phi đều mê hát tuồng và dành cho hát tuồng và các nghệ sĩ tuồng những ưu ái và nghệ thuật tuồng đã phát triển mạnh với nhiều sân khấu, nhiều đoàn tuồng ở khắp kinh kỳ và lan các tỉnh bấy giờ.

        Nghệ sĩ Tuồng Đào Tấn từng giữ chức Thừa Thiên Phủ Doản (Tương đương với chức Đô Trưởng hay Chủ tịch Thành phố Hà Nội bây giờ). Ngoài việc trị nước, an dân, ông còn là nhà soạn tuồng nổi tiếng. Ông được vua ban cho đặc quyền "Tiền trảm, hậu tấu" nghĩa là chém trước, báo cáo sau.
                           Ngô Bá Dũng

6 tháng 8, 2015

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa? Quán cà phê xưa trên đường phố Sài Gòn

Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?
  
Quán cà phê xưa ở Saigon
Một quán cà phê trên đường phố giữa trung tâm Saigon vào những năm đầu của thế Kỷ XX. 

     Cả chủ và khách đều cởi trần để cùng thưởng thức thứ đồ uống được cho là tao nhã, quán được bày biện đơn giản, cũ kỹ, nghèo nàn từ tủ, bàn, ấm chén.
     Những cư dân đơn giản chỉ đến cà phê để  có thêm sự tĩnh táo cho một ngày lao động.
    Đầu TK XX, hẵn cà phê còn rất xa lạ đối với nhiều người Việt về gu thưởng thức và càng xa lạ với những từ ngữ mỹ miều như  "cảm xúc thăng hoa, sáng tạo..." đang nổ như bắp rang hiện nay !

                              Ngô Bá Dũng

     

Thấy gì qua những ảnh xưa? Hoàng Hoa Thám và Bộ chỉ huy nghĩa quân

            
Thấy gì qua những ảnh xưa?  Bức ảnh về  nhóm lãnh đạo Hoàng Hoa Thám và Bộ chỉ huy nghĩa quân.   
               
Hoàng Hoa Thám và Bộ chỉ huy nghĩa quân
Ảnh chụp tại đồn điền Phồn Xương. Có thể đây là giai đoạn hòa hoãn với quân Pháp. Người Pháp rất xảo quyệt, lợi dụng thời kỳ nầy để chụp hình các lãnh tụ khởi nghĩa với chú thích danh tính rồi cho in bưu thiếp, phát hành rộng rãi để dễ nhận dạng, truy bắt sau nầy.
 Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào những năm cuối TK XIX và đầu TK XX, người Pháp chỉ thực sự lo sợ và kính nễ  khởi nghĩa Yên Thế  do "Hùm xám" Hoàng Hoa Thám lãnh đạo mà thôi!
                       Ngô Bá Dũng 
   

                           

Chú thích trên bức ảnh của người Pháp 

Groupe pirates des bandes du De Tham 

Băng nhóm cướp của Đề Thám ?

19 tháng 7, 2015

Những hình ảnh du thuyền trên sông Chaopraya, Bangkok, Thailand

Sông Chaopraya Thailand - ngobadung
Những hình ảnh du thuyền trên sông Chaopraya, Bangkok, Thailand.





Du khách trên thuyền có  gắn máy
Các cao ốc hai bên bờ sông Chaopraya
Bangkok, Thái Lan
Những khách sạn cao cấp
Ảnh của Đức vua và công chúa Thái Lan
Cầu trên sông Chaopraya
Tháp mới đang xây
Cầu trên sông Chaopraya
 
Bangkok Thailand - ngobadung