ngobadung

2 tháng 9, 2024

HÀ NỘI CHÁY TO DƯỚI THỜI MINH MẠNG.

HÀ NỘI CHÁY TO DƯỚI THỜI MINH MẠNG.
Tháng 05. 1837 Hà Nội cháy rất to, có 1.400 căn nhà cháy ra tro, nhiều người bị chết, bị thương, gây ra cảnh "màn trời chiếu đất".
   Nghe tin dữ vua Minh Mạng nói với Bộ Công: "Hà Nội dân cư đông đúc, đường sá cong hẹp, nhà cửa liền nhau, cho nên thường gặp hỏa hoạn. Nếu bắt làm ngói hết thì giàu nghèo không đều, e không thể bắt ép được nhưng sau hỏa hoạn phải chia vạch cho nhà thưa ra theo hàng lối, thứ tự mới giữ được. Vậy sai Tổng đốc Đặng Văn Thiêm trù tính".
        Tổng đốc Thiêm bằng cho mở rộng đường sá, chia đất trở lại cho các hộ dựng nhà. Một mặt nghiêm sức nhà nào cũng phải cụ bị đồ chứa nước, câu liêm, gàu thùng, thang tre... ứng cứu kịp thời khi có hỏa hoạn. Mặt khác chọn đất tốt để dựng đền thờ Hỏa thần, cho dân sở tại Xuân Thu cầu cúng.
Việc tâu lên - vua cho là phải.
                          Theo Đại Nam Thực lục.

   * Hà Nội một thời là kinh kỳ xưa vốn dĩ dân đông, lại nhà san sát nên rất dễ bị bà hỏa viếng thăm nhưng lần nầy hơn 1.400 căn nhà ra tro cũng là đại họa.
     Hà Nội cũng là nơi duy nhất có đền thờ Bà Hỏa để yên dân.
     Ngôi đền ấy đến nay gần 200 năm vẫn còn ở số 30 Hàng Điếu, phố Cửa Ông, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
     Hàng Điếu cũng là nơi chuyên bán đồ điếu đóm, lửa củi phục vụ cho thú hút thuốc thuở xưa.
     Không chừng địa điểm xây đền thờ Bà Hỏa cũng là nơi đánh dấu ngọn lửa bùng phát vào năm Đinh Dậu 1837 ở Hà Nội xưa cách đây gần 200 năm?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét