ngobadung
13 tháng 12, 2024
NHẬN XÉT VỀ HUẾ (Phú Xuân) 300 NĂM TRƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
NHẬN XÉT VỀ HUẾ (Phú Xuân) 300 NĂM TRƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
Đàng Trong (Thuận Hóa)
1.Người Đàng Trong ưa chuộng hàng Trung Hoa. Thường mỗi khi tàu "nước lớn" ghé bến, dân gần đó dùng thuyền tam bản bám quanh mạn tàu chen lấn mua hàng. Mặt hàng ưa thích nhất là giày, mão (mũ) vải, tất dệt len, quạt lông vũ, thuốc Bắc ... đặc biệt họ rất thích mua ô dù.
2. Đàn bà rất thích mặc vải có màu xanh lục, màu hồng, màu tía. Đàn ông búi tóc, áo thâm, nâu. Nhiều người quen đi chân đất. Quan lại hạng trung trở xuống cũng vậy!
3. Công đường và nhà dân chỉ lợp tranh tre. Hiếm có nhà vôi, nhà ngói. Nhà đa phần nhà chật hẹp tối tăm do không ưa làm cửa sổ nên đến trưa nhiều nhà giàu còn thắp đèn.
4. Chúa Nguyễn Phúc Chu mặc áo bào màu huyền lục, mão cánh chuồn, giày nhung. Hai bên là lính hộ giá, lớp ngoài chọn người cao lớn để râu ria, lớp trong thì phần nhiều gắn râu giả, đội mũ gỗ thiếp vàng cầm thương đứng thẳng hàng. Quân đi theo đến vài trăm mà nhất cử nhất động, lặng thinh phăng phắc... chỉ nghe tiếng lá rụng ngoài sân!
5. Thành Phú Xuân vẫn trên nền của Hoàng thành ngày nay nhưng chưa có thành quách, chung quanh trồng tre làm hàng rào. Nhà trại đều lợp tranh, đặt nhiều súng đại bác bằng đồng. Vương phủ của chúa cũng tre pheo đơn giãn ở bên ngoài, bao bọc bên trong là tường gạch xây thấp.
6. Do trong tình trạng còn đang phòng bị với Đàng Ngoài nên chế độ bắt lính, bắt thợ rất gắt gao. Đàn ông chưa qua 60 vẫn còn tại ngũ, hàng năm người thân chỉ được đến thăm mà thôi. Cho nên những đinh dân còn lại ở nhà là người già yếu, tàn tật. Cha mẹ sợ con đi lính nên đều xin vào chùa cho làm sư sãi nên chùa chiền rất nhiều, sư hỗn tạp rất đông.
Không ai muốn làm thợ giỏi vì sợ bị bắt vô xưởng công. Vì vậy mà "vô tình" làm ngành thủ công nghiệp bị đình trệ.
Trên đây là những lược ghi từ Hải ngoại ký sự của nhà sư Trung Hoa Thích Đại Sán thăm Phú Xuân (Huế) năm 1695.
7 tháng 12, 2024
VIỆC LÀNG - Chùm ảnh ghi nhanh - Viết lời bình Lệ Thúy (cháu ngoại tộc Lê - làng Thanh Chương, Phong Điền -TTH)
Bà ngoại mình quê làng Thanh Chương , thuộc dòng họ Lê ,bà rời làng theo chồng từ năm 16 tuổi , ông ngoại là thầy giáo từ Quảng Bình, Đồng Hới cuối cùng định cư tại Đà nẵng từ 1950 đến nay, đời bà sống hiền hòa, thương chồng lo con cháu và ...ít về quê, có lẻ nặng nợ gia nương nhà chồng, sau nhiều biến cố 1968, 1972, 1975...nhà bà ngoại là nơi đón tiếp chở che rất nhiều bà con họ hàng người làng Thanh Chuong. Bà mình được bà con thương mến gọi là O trợ ( trợ giáo)
Nhớ thương ngoại.
Chào mào Lào giả làm chào mào Huế!
Theo báo Thanh Niên mới đây Chi cục Kiểm lâm phát hiện gần 1.000 con chim chào mào vô chủ tại bến xe Huế sau đó liền làm thủ tục "tha tù" cho chúng về miền "miên viễn".
Theo giới thạo chim thì chào mào Huế có giọng rất hay nên thường bán được giá hơn nhiều so với chào mào Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Quảng Trị!
Vì vậy giới buôn chim dầu bắt được ở đâu cũng đem về Huế để trà trộn lấy tiếng là chào mào Huế để bán cho được giá(?).
Cũng theo báo Thanh Niên gần 1.000 con chim chào mào kia có "quốc tịch" Lào (vì căn cứ trên số thùng "cạt tông" để nhốt đều in chữ Lào!
Kinh thiệt chim hót giọng Lào mà cũng "giả" giọng Huế để bán cho được giá cao!
Ảnh là chim chào mào chụp ở Đà Nẵng mấy năm trước nhưng không biết khác giọng chim chào mào Huế chỗ nào?
Xin quý cao nhân chỉ giùm!
TIẾNG RAO XƯA!
Tiếng rao xưa!
"Ai kẹo vừng- kẹo lạc - kẹo bột - ô mai r..a... m..u..a"!
Hồi đó chưa có máy thâu âm nên Viện Viễn đông Bác cổ đã ghi lại âm thanh tiếng rao bằng nốt nhạc cùng lời với hình vẽ.
Người bán hàng ở Hanoi xưa họ rao thật hay!
Chừ ở Saigon mấy ông bán dạo rao cũng hay "Ai trứng cút lộn, vịt lộn, trứng "dịt dữa", trứng gà nướng, bắp xào me đ.. â. y...!
Riêng mấy ông ở Hội An ra Đà Nẵng tối tối hay rao "bắp đây, bánh chưn đây, chả đây".
Vì là đồng hương, tôi góp ý chỉ rao "Bắp, bánh chưng, chả ĐÂY" hoặc là "bắp đây - chả đó" nhưng mấy ổng không chịu nghe.
25 tháng 11, 2024
Hươu cao cổ
HƯƠU CAO CỔ
Trời sinh không chỉ cổ cao mà 04 chân cũng cao lênh khênh như cây tre.
Tuy là thú ăn cỏ nhưng không dễ bị các thú ăn thịt bắt nạt.
Khi bị đuổi, nó có thể vừa chạy nhanh vừa đá hậu, những cú đá rất mạnh làm sư tử, báo beo cũng phải trật quai hàm, có trường hợp sư tử cũng phải tử vong do trúng chỗ hiểm.
Món võ của beo và sư tử sở trường là kẹp chặt cuống họng rồi hạ gục con mồi nhưng với hươu cao cổ, đối phương rất khó lòng mà kẹp được cuống họng nó. Không những vậy, nó còn dùng cơ bắp chắc của chiếc cổ để "liệng" đối thủ xuống đất và dùng chân dậm mạnh làm tổn thương nội tạng của đối phương.
Vì vậy mà tỷ lệ thành công để hạ được hươu cao cổ rất thấp. Không chừng phải mang thương tật khi săn hươu cao cổ!
(Ảnh chụp ở vườn thú Mã Lai & TCV SG)
Xích lô Hội An
Khách đến Hội An thích đi xích lô để ngắm phố cổ.
Điều đặc biệt tất cả xích lô ở đây đều bị tháo chuông để không có tiếng leng keng làm phiền lòng khách bộ hành.
Xích lô Hội An cũng trung thành với "động cơ truyền thống". Có nghĩa là tài xế phải đạp bằng "chưn" chớ không được gắn mô tơ điện như xích lô ở Huế.
11 tháng 11, 2024
SAO LA Ở ĐÀ NẴNG_ Pseudoryx nghetinhensis
![]() |
Sao La ở Đà Nẵng |
Là loài thú được WWF đưa vào danh sách cực kỳ quý hiếm có thể bị tuyệt chủng.
Loài nầy cho đến nay chỉ mới phát hiện ở dãy Trường Sơn thuộc miền Trung Việt Nam và Hạ Lào. Lần đầu tiên Sao La được phát hiện vào năm 1992 đã gây ra một tin chấn động trong giới sinh vật học trên thế giới. Tôi còn nhớ trên đài truyền hình, lúc đó ông GS Võ Quý đã giới thiệu phát hiện mới về Sao La ở Việt Nam nhưng chỉ là một tiêu bản là một cái đầu Sao La và cặp sừng dài đặc trưng. Còn con Sao La thật ngoài tự nhiên thì cho đến 06 năm sau mới có người tình cờ phát hiện nó bị mắc bẫy và được giải cứu về tự nhiên sau đó.
Vì hiếm như vậy nên rất ít người nhìn thấy Sao La ngoài tự nhiên ngoài dân bản địa như Tà Ôi, Vân Kiều... và lần thấy cuối cùng được ghi nhận cách đây hơn 20 năm khi một con Sao La bị mắc bẫy ở A Lưới (TTH) và được kiểm lâm thả về rừng.
Gần đây tôi cũng may mắn thấy được Sao La tận mắt và đã sờ tay vào sừng nhưng là một tiêu bản do một sợ săn người dân tộc sở hữu và cho tặng từ 30 năm trước khi chưa phát hiện và công bố tính quý hiếm về loài Sao La nầy!
Tiêu bản nầy có thể nói là độc đáo và duy nhất hiện đang ở Đà Nẵng và được một người dân gìn giữ cẩn thận như một báu vật và nhất quyết không bán dù ai trả giá như thế nào!
(Tấm ảnh nầy tôi chụp như một bằng chứng - và xin đừng ai hỏi địa chỉ của nó - tuy nhiên ai thích thì nói nhỏ với tôi, tui dẫn chỉ cho - theo lời gia chủ).
![]() |
Ảnh đồ họa Sao La |
Việt Trì 100 năm trước.
Là kinh đô của Nhà nước Văn Lang xưa. Từ thời thuộc Pháp ở đây đã sớm ảnh hưởng văn hóa, văn minh từ Pháp.
Trong bưu ảnh là một "bồn kèn". Bồn kèn là cách gọi của người Nam bộ khi nói về khu vực hòa nhạc công cộng thời Pháp. Bồn kèn qua sử sách chỉ có ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhưng qua bưu ảnh nầy ta còn thấy lúc bấy giờ ở Việt Trì cũng có một "bồn kèn" như vậy.
Đứng gần đây còn có vài người Pháp ăn mặc lịch sự trên tay có nhạc cụ.
Trong một khung cảnh đẹp bởi những tán cây và gốc cổ thụ. Nơi đây đã từng là quê hương của người Việt cổ.
BỨC TƯỢNG XƯA NGAY TRƯỚC BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM SAIGON
Bức tượng đó đã không còn nữa. Thay vào đó là tượng Đức Mẹ như ta thấy hiện nay, đặt trước Nhà thờ Đức Bà
Phố Cờ Đen (Mã Mây)
Là đạo quân ô hợp nhưng được trang bị khá tốt lúc bấy giờ. Về sau người Pháp đặt luôn tên "pavillons noir" (cờ đen) cho con phố nầy.
Quân Cờ đen thường phối hợp với quân triều đình để chống Pháp nhất là sau khi thành Hà Nội bị Pháp đánh chiếm. Hai sĩ quan Pháp nổi tiếng đã bị quân Cờ đen giết ở Ô Cầu Giấy là đại úy F. Garnier và đại tá H. Rivier
Phố nầy về sau đổi tên là phố Mã Mây cho đến bây giờ.
30 tháng 10, 2024
Những phụ nữ kéo xe ru lô làm đường 100 năm trước ở Hải Phòng.
Đây là công việc nặng nhọc nhưng thường xuyên dành cho họ.
23 tháng 10, 2024
Choi choi vàng
Đặt chân đến bờ biển Đà Nẵng nó ngơ ngác tìm miếng ăn còn sót lại sau buổi tan chợ Mai ở biển Thọ Quang!
8 tháng 10, 2024
CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU ĐÃ TỪNG ĐÍCH THÂN CHỈ HUY CHỮA CHÁY. (Năm 1695)
Số là Chúa đang đàm đạo với khách quý nước ngoài thì có viên quan hớt hãi chạy vào nói vài câu tiếng Việt. Nghe xong thấy Vương chạy ra, ta lại nghe bên ngoài trống đánh liên hồi. Một hồi sau Vương trở vào thở hổn hển nói: "Vừa rồi trại quân bị lửa cháy, phải chạy qua để cứu chữa, xin chịu thất lễ".
-Ta hỏi: "Vương tự mình qua cứu"?
-"Thưa phải, không chờ xa giá, ta đến, quan quân mới tề tựu đông đủ cứu chữa".
-Lại hỏi: "Sao lạ thế, ngài là vua thiên hạ, quan trọng với xã tắc, với trăm họ muôn dân, há khinh thân vào nơi nước sôi lửa cháy. Biết đâu có kẻ cuồng phu phóng hỏa để dụ Vương ra rồi thừa hư phạm giá thì sao"?
-Vương nói: "Phải, nhưng biết làm sao. Trong Vương phủ (1) toàn nhà tranh, năm nào cũng có hỏa hoạn. Mỗi lần cháy lan mấy dặm, nếu chẳng cứu thì nhà dân sẽ ra tro hết".
- Ta hiến kế "Vương nên làm lệnh tiễn (2), gặp nguy cấp, chỉ sai nội giám cầm lệnh tiễn đến. Lệnh cũng như vua đến vậy"!
(Lược ghi từ tác phẩm Hải Ngoại ký sự của nhà sư Trung Hoa TK 17)
(1) Nền cũ của kinh thành Huế bây giờ.
(2)Lá cờ có chữ LỆNH màu vàng - cờ có mũi nhọn như mũi tên.
Trả lờiChuyển tiếp Thêm lượt thể hiện cảm xúc |
3 tháng 10, 2024
Dầu Nhị Thiên Đường.
Dầu Nhị Thiên Đường.
Người trong ảnh là ông Vi Khải, người Hoa, Chợ Lớn là chủ nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Dầu của ông bán chạy khắp miền Nam, ai cũng có một chai phòng thân trong túi.
Dầu Nhị Thiên Đường "trong uống ngoài thoa" trị bá bịnh. Mãi đến nay vẫn còn lưu hành.
HOA HẬU SAIGON 70 NĂM TRƯỚC
Bà Công Thị Nghĩa tức Thu Trang.
Sinh năm 1932, gốc Hà Nội, hoa hậu Saigon (miền Nam VN) năm 1955.
Về sau bà bảo vệ luận án Tiến sĩ Sử học tại Pháp.