ngobadung

4 tháng 6, 2022

CHÚA SÃI (Nguyễn Phúc Nguyên) SAI VĂN KHUÔNG ĐI TRẢ LẠI SẮC?


   
Chân dung Trịnh Tráng qua nét vẽ
 của họa sỹ đương thời.
CHÚA SÃI SAI VĂN KHUÔNG ĐI TRẢ LẠI SẮC? .
      Năm 1630 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên ( Chúa Sãi) sai Văn Khuông đến Đông Đô để yết kiến chúa Trịnh Tráng.
     Sau đây là mẫu đối thoại giữa Trịnh Tráng và Văn Khuông.
    - Trịnh Tráng: "Trước đây đòi nộp lễ cống nhà Minh tại sao Nam chúa không nộp?"
    - Văn Khuông "Lệ cống xưa nay không có voi với thuyền, mệnh không rõ nên không nộp".
    - Hỏi: "Sao không đưa con ra làm con tin?"
    - Đáp: "Nam Bắc nghĩa như một nhà, đã thành tín với nhau thì dùng con tin làm gì?"
    - Hỏi: "Hoàng đế vời Nam chúa đi đánh Cao Bằng(1) sao không đi?
    - Đáp: "Giặc Cao Bằng đã khốn cùng, sức quân Đông Đô thừa đánh. Chúa tôi vâng mệnh giữ hai xứ Thuận - Quảng, phía Nam thì chống Chiêm Thành, chỉ sợ không yên nên không dám đi xa".
     - Hỏi: "Đắp lũy Trường Dục (2)chống mệnh vua hay sao?"
     - Đáp: " Chịu mệnh giữ đất thì phải phòng bị bờ cõi cho bền sao gọi là chống mệnh?"
     - Hỏi: "Tướng tá phương Nam thế nào?
     - Đáp: " Văn võ như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật thì chẳng kém vài chục người".
       Tráng nghe xong lặng yên hồi lâu rồi quay bảo bầy tôi rằng: "Sứ Nam ứng đối như nước chảy, người Bắc không thể kịp được" rồi tiếp đãi rất hậu. Văn Khuông bưng mâm đồng (2) đầy vàng bạc, có hai đáy, đáy dưới giấu tờ mệnh sắc dâng cho Trịnh Tráng rồi ngay hôm ấy lẻn ra đi về bằng đường sông ra biển.
       (Theo Quốc sử quán triều Nguyễn)
      * Văn Khuông có tài biện báo. Nhiệm vụ của ông rất nguy hiểm, có thể mất mạng vì dưới chiếc mâm 02 đáy, ngoài vàng bạc đặt ở trên, bên dưới còn có tờ sắc mang đi trả và một bức thư chứa nhiều ẩn ngữ chứa 4 chữ "TA KHÔNG NHẬN SẮC" có thể làm ông bị mất đầu.
       Thiệt khổ, khi nhận sắc đã khó đến khi đi trả sắc càng khó bội phần. Trả sắc cũng có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận đao binh!
     (1) Đánh nhà Mạc, khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng.
     (2) Công trình phòng thủ do Đào Duy Từ thiết kế để chống họ Trịnh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét