ngobadung

8 tháng 8, 2021

Chính sách sát đạo dưới triều Nguyễn

 

Dưới hai triều vua Minh Mạng và Tự Đức đã từng có chủ trương sát đạo Thiên chúa.

       Có hàng ngàn tín đồ, giáo sĩ bị sát hại nhưng ở Bắc và Bắc Trung Kỳ là nhiều nhất.
     Những hình phạt đối với trưởng đạo (giám mục) là xử chém, xử giảo (thắt cổ). Nhà nước treo thưởng cho ai bắt được giáo sĩ nước ngoài được thưởng 600 tiền, giáo sĩ trong nước 300 tiền. Ai chứa chấp thì bị tịch thu gia sản và có thể xử chém hoặc đi đày. Người bị đi đày đều thích vào má hai chử "tà đạo" bằng sắt lửa nung... để nhận dạng.(Phú Yên và Bình Định là nơi có nhiều người bị đi đày).
        Tuy nhiên hình phạt vẫn không ngăn được các các giáo sĩ vào Việt Nam truyền đạo. Có giáo sĩ bị bắt đã thừa nhận có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm, điều đó cho thấy nhiều tín đồ và xứ đạo đã ra sức chở che, giúp đỡ.
         Số tín đồ bị giết rất nhiều đến nổi các vị quan đầu tỉnh và huyện khi thanh lọc đã được quyền ra điều kiện rằng:
       Ai bước qua tượng Chúa và thánh giá sẽ được tha tội chết. Một số người lo sợ đã thực hiện nhưng rất nhiều người cương quyết từ chối và dũng cảm nhận lấy cái chết để bảo vệ tín ngưỡng của mình.
117 Thánh tử vì đạo ở Việt Nam và vài ngàn tín đồ đã lựa chọn tử vì đạo như vậy.
       Lịch sử dân tộc đã có nhưng trang bi thương đầy máu và nước mắt.
      Ảnh: Philip Phan Văn Minh, sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, Linh mục, bị xử trảm ngày 3/07/1853 tại Ðình Khao dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 và phong Thánh năm 1988.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét