Miếu Âm hồn được người dân lập ra nhằm để
tưởng nhớ và nơi trú ngụ của những oan hồn uổng tử trong trận thất thủ kinh đô
năm năm 1885.
Cách đây 130 năm, vào đêm 4.7.1885
nhằm ngày 22.5 năm Ất Dậu, Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy quân
lính bất ngờ dùng đại bác và quân chủ lực tấn công quân Pháp đóng tại đồn Mang Cá và khu Tòa
Khâm sứ bên kia sông Hương. Do hỏa lực không tương xứng, từ khuya đến 4 giờ
sáng hôm sau, quân Pháp phản công tiến chiếm kinh thành, chúng đã hung hăng đốt phá, bắn giết không chừa một
ai, kể cả trẻ con, phụ nữ, người già. Một cuộc tháo chạy và bị tàn sát hết sức
bi thương tang tóc. Theo ước lượng của người Pháp có đến 1.500 người bị chết
tại chỗ, số chết và bị thương khác được
thân nhân đem chôn cũng ước gần bằng số đó. Đa số
người chết trong trận thất thủ kinh đô là thường dân vô tội cư ngụ tại phía
đông nam kinh thành Huế. Bên cạnh đó có nhiều binh sĩ, quan lại có trách nhiệm
chiến đấu bảo vệ kinh thành. Sử sách nói rằng chừng mười năm, sau biến cố
1885, khi khai quật, cải táng. Người ta còn tìm thấy vô số xác dưới các ao hồ
(hồ Tịnh Tâm, cầu Thanh Long), trong hố chôn tập thể người ta còn tìm thấy rất
nhiều binh khí, mũ mão, bài ngà của các quan lẫn xác ngựa.
Theo các sử gia, con đường Mai Thúc
Loan và đường Âm hồn (Lê Thánh Tôn) ngày nay nơi có ngôi cổ miếu là nơi diễn ra
cuộc tàn sát đẩm máu và đầy chết chóc nhất, xác người vương vãi khắp
nơi, "chết không còn chỗ chôn" thật kinh hoàng, không bút mực nào tả xiết.
“Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn
về.
Hỡi cô phu, cô phụ, cô tử, cô thần, may hãy
còn mình, mình cúng
Cúng
cha anh chú bác, thím mợ cô dì ta cả thảy, đau đoàn sau cùng đau đoàn trước,
tình nhất sinh nhất tử sơ khác gì thân.
Này hương hoa vàng giấy, xôi rượu muối trà,
chút gọi rằng nếm lấy hơi, xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác
xem như sống.
Hỡi
tinh linh các đấng, phòng trì cho Tổ quốc trường tồn
Này quốc ngữ đôi hàng, ao ước những chí
thành năng động.
Than ôi! Xin hưởng”
(Trích văn tế cổ,cúng âm hồn tử sĩ trong biến cố 1885)
Tưởng nhớ người thân đã bỏ mình trong biến cố lớn năm Ất Dậu, ở Huế dường như nhà nào cũng có thân nhân tử nạn, vì vậy hằng năm từ 23 âm lịch cho đến cuối
tháng 5, suốt một tuần ròng rã, đâu đâu cũng che bạt, bày mâm, lập đàn chẩn tế. Con
đường mang tên Âm Hồn và nhiều nơi khác, khi đêm xuống, nhà nhà bày biện những mâm cúng phía trước.
Trong không khí u tịch, trầm lắng là những mâm lễ với đủ nghi thức với cau trầu rượu, chè cháo, gạo muối, hạt nổ ngũ sắc, hương hoa vàng mã. Khó khăn thì vài củ khoai, sắn luộc, đốt mía, bánh trái xanh đỏ... như “dúi vào tay” cho những oan hồn còn vất vưởng chưa siêu thoát còn lẫn khuất chốn dương gian.
Trong không khí u tịch, trầm lắng là những mâm lễ với đủ nghi thức với cau trầu rượu, chè cháo, gạo muối, hạt nổ ngũ sắc, hương hoa vàng mã. Khó khăn thì vài củ khoai, sắn luộc, đốt mía, bánh trái xanh đỏ... như “dúi vào tay” cho những oan hồn còn vất vưởng chưa siêu thoát còn lẫn khuất chốn dương gian.
Ngô Bá Dũng biên khảo
Bái Thạch
Trả lờiXóaMiếu nầy trước đây trông âm u rờn rợn lắm!