ngobadung

30 tháng 6, 2024

Xe khách Daihtsu ở Đà Nẵng xưa

Đà Nẵng năm 1970
Cùng với chiếc xe Lamb 03 bánh, chiếc xe 04 bánh nầy cũng rất quen thuộc với dân miền Nam từ những năm của thập niên 70.
Nó có tên Daihatsu nhưng dân ta hay gọi là xe Lamb 04 bánh để phân biệt với xe Lamb 03 bánh.
Ở Đà Nẵng và vùng phụ cận chiếc Daihatsu nầy thu hút hành khách lâu nay vốn chuộng xe Lamb nay chuyển sang đi xe Daihatsu.
Giống như Honda, Suzuki đã đánh bại xe gắn máy Châu Âu, thì Daihatsu cũng đến từ Nhật Bản đã đánh bại xe 03 bánh lạc hậu của Ý.
Do có 04 bánh nên đi an toàn hơn xe Lamb dù trên đường xấu nhưng vẫn êm ru mà còn chạy nhanh hơn. Vì vậy ai cũng thích đón xe nầy.
Nhiều chủ xe Lamb nhạy bén cũng đã bán xe Lam chuyển sang sắm Daihatsu để kinh doanh.
Tôi cũng thích đón xe Daihatsu mỗi lần xuống Đà Nẵng hay về lại Phước Tường. Nếu được ngồi phía trước với tài xế thường có cảm giác chạy rất bồng bềnh và sung sướng!
Còn nhớ giá 01 chiếc Daihatsu khi nhập cảng chừng 350.000 đồng. Chưa kể tiền đóng thùng, baga và 02 hàng ghế phía sau. Vì nó vốn là chiếc xe tải nhỏ của Nhật (giống chiếc Suzuki tải nhỏ hiện nay) nên phải gia công thêm để chở khách.
Ảnh là chiếc Daihatsu chạy tuyến Đà Nẵng - Ái Nghĩa đang lăn bánh, do hết chỗ nên trên mui có ông lính ngồi ghế " hạng thương gia"

HẢI VÂN Quan - 1826 & 2024 XƯA & NAY - Then and Now



            HẢI VÂN Quan - 1826 & 2024
                       XƯA & NAY
      Xưa người ta dùng vật liệu tại chỗ cùng với vôi mật làm mạch hồ gắn kết. Hải Vân quan vẫn bền vững giữa binh lửa cùng phong ba bão táp gần 200 năm.
      Nay người ta mới trùng tu nhưng dường như đã không giữ được hồn cốt xưa vốn có của nó!




Đà Nẵng 1967

Ảnh không rõ tác giả
Đà Nẵng 1967
Chỗ nầy bây giờ là dưới chân cầu Trần Thị Lý - nối liền với khu Đảo Xanh của Đà Nẵng.
Xa xa là hòn Thủy Sơn và Hỏa Sơn và 03 ngọn còn lại khuất trong rừng dương của Ngũ Hành Sơn.

Sông Hoài - Hoian - tuổi nhỏ của tôi.

Sông Hoài - Hoian
Tuổi nhỏ của tôi một thời gắn với con sông nầy - những trưa hè tắm mát trên sông - nước sông Hoài hồi đó trong vắt, ngồi trên ghe vẫn nhìn thấy nhiều cá bống dưới đáy, có thể dùng cơm nguội móc vào lưỡi câu mà câu được nhiều cá bống, có lúc được cả vài con cua lớn!
     Nhớ những sáng sớm theo ông nội chèo ghe ra đoạn gần Cẩm Nam lấy nước sạch về uống...
    Chỗ chiếc xuồng ba lá trong ảnh khi xưa là nơi cắm sào của chiếc ghe bầu chuyên đi buôn đường dài ven biển của ông bà nội tu

Hội An gần 60 năm trước.


Hội An gần 60 năm trước.
Ngày ấy phố phường còn vắng hoe, yên tĩnh. Phương tiện xe gắn máy còn ít.
Tôi nhớ thỉnh thoảng có vài chiếc xe Jeep nhà binh chạy trên con đường nầy rồi băng qua Chùa Cầu.

3 tháng 6, 2024

THANH NIÊN TRÍ THỨC NAM KỲ TK 19





THANH NIÊN NAM KỲ TK 19
     Chân dung một thanh niên Saigon năm 17 tuổi (ảnh chụp năm 1863) anh được cử đi du học Pháp.
    Ăn mặc rất sành điệu, đầu quấn khăn, áo dài the, quần tây, cổ đeo dây kim tuyến, chân mang giày "en phớt" lộp cộp trông rất sang và thời thượng.
- ảnh nầy được chụp ở Pháp.
         Ông là Trần Tử Long nhưng sau đổi thành Luông vì trùng niên hiệu của vua Gia Long.

CHÂN DUNG BÀ CỤ NGƯỜI HUẾ.

BÀ CỤ NGƯỜI HUẾ.
    Bà cụ người Huế chụp ảnh ở Hanoi.
    Ảnh chụp một bà cụ người Huế xưa, cũng khó đoán nếu nói bà là dễ tính hay khó tính?
Ảnh chụp khoảng đầu TK XX tại Tiệm ảnh Hương Ký ở 86 phố Hàng Trống - Hanoi. (có dấu chìm in trên ảnh)
      Có lẽ bà là người thuộc Hoàng tộc ( vì có đeo thẻ bài) và bà theo chồng, chồng đi làm quan ở "Đàng ngoài"?