ngobadung

22 tháng 9, 2023

Bên trong chiếc xe đò ngày xưa!

Bên trong chiếc xe đò ngày xưa!
     Tuy không có điều hòa, màn hình giải trí, giường nằm êm ái như bây giờ nhưng bù lại có dàn nhạc SỐNG như vịt, gà, đôi khi còn có heo con (trừ mèo).
     Toàn hành khách bình dân, dễ chịu nên không ai phàn nàn chi!

13 tháng 9, 2023

SÀI GÒN

TÊN GỌI SÀI GÒN
Theo sử gia Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) thì SÀI là củi, cây, rừng; GÒN là giống cây gòn, gòn thời xưa mọc như rừng ở phía Phú Lâm.
     Hồi nhỏ ở Phú Nhuận, tôi đã thấy ở đây cũng có nhiều cây gòn.
       Theo trí nhớ của tôi: Gòn có vỏ xanh, thân gỗ trắng, hơi nhẹ. Lá thưa nhưng có rất nhiều trái treo lủng lẵng, ban đêm sáng trăng trông rất dễ sợ! (vì trước nhà tôi có hàng gòn). Trái gòn hình bầu dục cỡ to như trái khổ qua. Khi già trái tự bóc vỏ còn lại bên trong là ruột tơ xốp như bông gòn y tế trông càng dễ sợ hơn (dưới con mắt của con nít).
      Bẳng đi 50, 60 năm, chừ trở lại Saigon không còn thấy bóng dáng cây gòn đâu nữa?
     Mãi đến nay chưa ai giải thích ổn thỏa về địa danh SÀI GÒN nhưng với cá nhân tôi, ngài Trịnh Hoài Đức giải thích như vậy là chính xác.


Thời trang tóc là sự bắt chước ! - Hair fashion is imitation! /La mode capillaire est une imitation/ヘアファッションは模倣です

Thời trang tóc là sự bắt chước !

Ảnh 1 của tui (khỉ Cần Giờ)
Ảnh 2-3-4 lượm trên mạng.






*Vidal (pic2) lương 8 triệu đôla/ năm
*Beckham(pic4) lương 4 triệu/ năm.
*Ronaldo (pic3) 200 triệu /năm.
*Khỉ Cần Giờ (pic1)
        Chuyên giật đồ ăn của du khách 

ĐÈO ÔNG GẤM


ĐÈO ÔNG GẤM
Giáp giới giữa Hòa Sơn và Hòa Ninh thuộc Hòa Vang, Đà Nẵng có con đèo mang tên Đèo Ông Gấm, thiệt ra đây chỉ là ngọn đồi có đường dốc. 40 năm trước còn dạy học ở vùng nầy khi đi qua đây còn rất vắng vẻ không người.
     Nghe kể xưa kia có mấy "ông" báo gấm sinh sống - dù chỉ nghe tiếng gầm gừ chớ ông gấm chưa bắt được ai! Tuy vậy không ai dám một mình qua đây, nhất là ban đêm.
    Quá sợ bởi cọp beo cho nên người ta đặt tên "Đèo Ông Gấm".
    Tuy gọi là "Ông" cho có vẻ tôn kính nhưng có dịp là họ vẫn... "thịt ông" liền!

7 tháng 9, 2023

ĐƯỜNG CÁI QUAN - Nay là QL số 1. (Route Mandarine)

Đường cái quan đoạn qua Tourane
ĐƯỜNG CÁI QUAN - Nay là QL số 1. (Route Mandarine)
    "Ai đi trên đường cái quan- dừng chân đứng lại cho tôi than đôi lời..."
                         Phạm Duy.
       Bưu ảnh xưa Tourane -Đà Nẵng - thời đó "đường cái quan" của Tourane chạy từ Nam Ô vào đến tượng mẹ Nhu - Thanh Khê theo đường Huỳnh Ngọc Huệ xuôi Nam. Về sau Pháp mở phi trường Đà Nẵng nên đóng con đường nầy lại thay bằng đường QL1 (nay Trường Chinh).
      Nói là "đường cái quan" nhưng chỉ rộng chừng 3 m đường đất chạy từ Nam Quan xuôi đến tận miền Nam, dọc đường vắng vẻ toàn tre pheo!

Học sinh trường Trung học Bảo hộ (Bưởi) - Collège du Protectorat

BƯU ẢNH XƯA
    Học sinh trường Trung học Bảo hộ (Bưởi). 
    Trường do Pháp thành lập cách đây 115 năm ở Hanoi.
    Trong ảnh là những học sinh thời còn thuộc Pháp được tham gia đội múa lân vui Trung thu. Họ được đào tạo thành những công chức phục vụ cho nhà nước bảo hộ. Được vào học trường nầy chứng tỏ sức học rất giỏi, con nhà gia thế, giàu có. Vì mỗi năm chỉ tuyển chừng 120 học sinh cho toàn Bắc Kỳ.
     Điều đặc biệt là học sinh của trường có 03 nhân vật làm thủ tướng đó là:
   
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (VNDCCH)
   Thủ tướng (Chủ tịch UBHPTƯ) Nguyễn Cao Kỳ (VNCH)
  Thủ tướng Kaysone Phomvihane (CHDCND Lào).
      Sau 45 trường đổi tên thành Chu Văn An.



TRÊN CHUYẾN TÀU HỎA XƯA

    Trên chuyến tàu hỏa xuôi Nam hay ra Bắc thời thuộc Pháp.
    Một toa xe toàn những người Việt thuộc giới trí thức hay công chức, nhà buôn ?
          Vì hồi đó mấy ai có tiền mà mua vé hạng sang khi đi tàu hỏa.


BẮT CỌP XƯA

Con chi cũng thua CON NGƯỜI - chúa sơn lâm mà còn bắt như ngóe - xương thì nấu cao hổ cốt, móng thì đeo, da thì lột phơi khô chơi!
   Đã rứa còn bày đặt thờ miếu Ông Cọp!
       Xem bưu ảnh ông cụ khăn đóng, trán dồ là chuyên gia bắt cọp. bưu ảnh nào có cọp là có... cụ.




1 tháng 9, 2023

PHỤ NỮ NGƯỜI HOA Ở SAIGON VỚI TẬP TỤC BÓ CHÂN


MỘT PHỤ NỮ NGƯỜI HOA Ở SAIGON VỚI TẬP TỤC BÓ CHÂN.
Do có quan niệm phụ nữ có bàn chân to là chân xấu. Nên họ đã bó chân cho con gái ngay từ 3,4 tuổi để sau nầy có bàn chân nhọn nhỏ.
         Một bàn chân được cho là "búp sen" dị dạng với những ngón chân co quắp, nhăn nhúm đi đứng khó khăn nhưng được cho là đẹp.
        Một tập tục kéo dài hơn ngàn năm ở Trung Quốc cũng như xuất hiện ở Vietnam trong số các con em người Hoa khá giả di dân.



ĐÁNH TRỐNG TRƯỜNG

    Quan chức nào đánh trống xong rồi cũng quăng dùi.
    Chỉ có ông cai trường đánh xong là giữ dùi thôi!
    Vì không giữ, lấy chi ngày mai đánh?
   (Nhân trên mạng xì xào mấy quan ông xộ khám khi từng đánh trống khai trường)

BƯU ẢNH XƯA - LỚP HỌC Ở BẮC KỲ.

BƯU ẢNH XƯA - LỚP HỌC Ở BẮC KỲ.
    Thầy đang dạy chữ Nho cho học trò.(chứng tỏ xưa lắm!)
    Lớp học không có bàn, chỉ có ghế, tội nghiệp lại có trò ngồi dưới đất!
       Thầy cầm cây dài để chỉ bảng, đôi lúc cũng là cây roi để "nhắc nhở" mấy trò lười vì "Khẩu hiệu" hồi đó là "Thương cho roi cho vọt". Vì vậy phụ huynh cũng chẳng bao giờ kiện thầy, bởi vì đã có câu "Trăm sự nhờ thầy!"

Ông tổ của dân chơi "đập đá" 100 năm trước


Ông tổ của dân chơi "đập đá" 100 năm trước.
Xưa chỉ chơi hàng đen nguyên chất còn nay là viên nén tổng hợp nên độ "ép phê" mạnh hơn.
        Người ta xếp họ vào hàng "tiên ông" vì hay "đi mây về gió".
        Cái đích cuối cùng đều thân bại danh liệt rồi ra nghĩa địa sớm!