ngobadung

17 tháng 1, 2023

VIỆC XỬ DỤNG LẠI CÁC QUAN CHỨC NHÀ TÂY SƠN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC MỚI KHI CHÚA NGUYỄN TIẾN RA PHÚ XUÂN (HUẾ) NĂM 1801


VIỆC XỬ DỤNG LẠI CÁC QUAN CHỨC NHÀ TÂY SƠN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC MỚI KHI 
CHÚA NGUYỄN TIẾN RA PHÚ XUÂN (HUẾ)
     Năm 1801 trên đà thắng lợi, chúa treo thưởng trong các cánh quân, ai bắt Quang Toản (vua Tây Sơn) thưởng 10.000 quan (lương lính 2 quan/ tháng), bắt các người em của Toản thưởng 1.000 quan, em gái 300 quan, ai bắt được Trần Văn Kỷ, Nguyễn Văn Tứ (Trung quân) 3.000 quan, Lê Văn Lợi (nội quân), Nguyễn Văn Trị (phò mã) hay ai bắt cha mẹ, vợ con của Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều thưởng 1.000 quan... (Quang Diệu và Võ Văn Dũng đang bận vây Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở Quy Nhơn).
          Đích thân chúa Nguyễn Ảnh chỉ huy đại quân tiến ra Phú Xuân, giúp việc quân có Lê Văn Duyệt và Lê Chất.
         Ngày Mậu Dần tháng 5.1801 Nguyễn Ánh lấy lại kinh đô cũ, nhân dân kinh đô lũ lượt kéo đến dâng biểu lạy mừng. Trước đó Quang Toản, Quang Thùy mang theo châu báu kịp chạy thoát ra Nghệ An.
         Dân phủ Triệu Phong (Quảng Trị bây giờ) chặn bắt được Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện đều là em của Quang Toản cùng 30 người đàn bà, con gái đem nộp.
        Các tướng Tây Sơn là Lê Văn Lợi, Văn Tiến Thể,Hồ Công Diệu... thi nhau ra xin quy phục đều được chúa Nguyễn sử dụng để sai phái.
Sai thả La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, quân sư của nhà Tây Sơn, trước đó chúa gặp mặt trực tiếp khuyên về nhà "khéo đào tạo nhiều học trò để phò giúp nước, đừng phụ tấm lòng mến lão kính hiền của ta".
            Theo Đại Nam Thực lục.


         * Khi đại quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây thành Quy Nhơn thì lực lượng ở Phú Xuân rất mỏng đây là thời cơ để chúa Nguyễn tái chiếm để lấy lại kinh đô.
        Nhằm thực hiện khoan hòa, Chúa Nguyễn Ánh chủ trương:
      +Không lạm sát hàng binh, bảo vệ tài sản, vợ con của các quan chức nhà Tây Sơn đã quy hàng.
      + Thu nạp hàng binh bổ sung ngay vào lực lượng quân đội nhà Nguyễn.
     + Sử dụng các quan chức cấp cao của Tây Sơn đã quy hàng vào công việc phù hợp.
     + Đặc biệt 02 phủ Triệu Phong và Quảng Bình gồm 8 huyện và 01 Châu đều tái sử dụng bộ máy và quan lại thời Tây Sơn vào tiếp quản công việc cũ.
Những chủ trương khoan hòa của chúa Nguyễn cũng bị những phản ứng trong giới tướng lãnh vì vậy đã từng có tờ biểu "kiến nghị tập thể" của giới của 10 quan chức do Nguyễn Văn Thành đứng đầu đơn tỏ ý không bằng lòng với sự đối đãi đó.
Một mặt chúa Nguyễn có dụ trấn an và giải thích cho yên lòng tướng sĩ.
       Chúa Nguyễn có tầm nhìn xa vì lúc đó thế lực của nhà Tây Sơn tuy không còn mạnh nhưng cũng chưa tan rã, ít ra vẫn còn trên vạn quân thủy bộ của Quang Diệu và Võ Văn Dũng ở đàng Trong.
Còn ở Đàng Ngoài từ Quảng Bình trở ra vẫn còn bộ máy chính quyền Tây Sơn, nhất là Quang Toản, Quang Thùy đã chạy thoát ra Nghệ An và đã cho người sang nhà Thanh cầu cứu. Vì vậy không thực hiện khoan hòa, không đối xử nhân đạo với hàng binh đã quy phục lúc nầy thì sẽ đẩy hàng vạn binh sĩ Tây Sơn còn lại vào thế quyết chống cự quyết liệt để tìm con đường sống!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét