Nạn đói năm 1945 ở miền bắc thật khủng khiếp. Hãy nghe nhà văn Tô Hoài kể:
"Dân phủ Nam Trực có 16 vạn, mỗi ngày có khoảng 400 người chết đói, trong số nầy đã có lý trưởng, phó lý và các chức dịch trong làng cũng chịu chết đói!".
"Ở Nghĩa Hưng, cũng Nam Định có 15 vạn người, mỗi ngày có 500 người chết. Dân đói phải ăn mọi thứ kể cả thịt người."...
"Ruộng bỏ hoang, một mẫu ruộng đáng 1.000đ bán không được 30đ"...
"Trẻ con bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi.
Lại có nơi, ở đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con. Có nguời chuyên đi buôn trẻ con, như thời thường mua bán heo, gà. Về sau chẳng ai mua trẻ con làm gì vì chẳng còn cái ăn, khốn khổ!"...
"Bánh dầu (bả dùng bón ruộng) lấy làm thực phẩm có giá 3 hào/ bánh"...
"Làng nào cũng sợ phải chôn người chết. Buổi tối những người còn khỏe đi quanh làng để xua đuổi người đói còn đi vất vưỡng. Nếu gặp xác chết thì lặng lẽ khiêng vứt qua làng bên để khỏi chôn"...
Nghề mới -"Phó lý làng Yên Thái buôn cót để bó người chết. Mua 3 đồng, bán 5 đồng.
Nghề chôn xác thuê - Người chết quá quá nhiều không thể chôn kịp vì người đi chôn đã ốm đói rồi. Khi đi nhặt xác gặp người còn ngoắc ngoải, bọn nầy cũng lôi đi chôn. Lúc vùi xuống hố, những người ấy còn chắp tay van lạy"...
Trên đây là đoạn trích từ "Chuyện cũ Hà Nội" của nhà văn Tô Hoài, NXB Thời Đại. Được UBND tp Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997 -1998.
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã có hơn 2 triệu người chết(?)
Ảnh 1,2 của cụ Võ An Ninh.
Ảnh 3 Bưu ảnh của Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét