ngobadung

20 tháng 4, 2022

NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945 Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM!

NẠN ĐÓI 1945 Ở MIỀN BẮC!
Nạn đói năm 1945 ở miền bắc thật khủng khiếp. Hãy nghe nhà văn Tô Hoài kể:
    "Dân phủ Nam Trực có 16 vạn, mỗi ngày có khoảng 400 người chết đói, trong số nầy đã có lý trưởng, phó lý và các chức dịch trong làng cũng chịu chết đói!".
      "Ở Nghĩa Hưng, cũng Nam Định có 15 vạn người, mỗi ngày có 500 người chết. Dân đói phải ăn mọi thứ kể cả thịt người."...
      "Ruộng bỏ hoang, một mẫu ruộng đáng 1.000đ bán không được 30đ"...
      "Trẻ con bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi.
Lại có nơi, ở đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con. Có nguời chuyên đi buôn trẻ con, như thời thường mua bán heo, gà. Về sau chẳng ai mua trẻ con làm gì vì chẳng còn cái ăn, khốn khổ!"...
      "Bánh dầu (bả dùng bón ruộng) lấy làm thực phẩm có giá 3 hào/ bánh"...
     "Làng nào cũng sợ phải chôn người chết. Buổi tối những người còn khỏe đi quanh làng để xua đuổi người đói còn đi vất vưỡng. Nếu gặp xác chết thì lặng lẽ khiêng vứt qua làng bên để khỏi chôn"...
      Nghề mới -"Phó lý làng Yên Thái buôn cót để bó người chết. Mua 3 đồng, bán 5 đồng.
      Nghề chôn xác thuê - Người chết quá quá nhiều không thể chôn kịp vì người đi chôn đã ốm đói rồi. Khi đi nhặt xác gặp người còn ngoắc ngoải, bọn nầy cũng lôi đi chôn. Lúc vùi xuống hố, những người ấy còn chắp tay van lạy"...
      Trên đây là đoạn trích từ "Chuyện cũ Hà Nội" của nhà văn Tô Hoài, NXB Thời Đại. Được UBND tp Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997 -1998.
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã có hơn 2 triệu người chết(?)
Ảnh 1,2 của cụ Võ An Ninh.
Ảnh 3 Bưu ảnh của Pháp




16 tháng 4, 2022

MẪU ĐỐI THOẠI GIỮA CẬU BÉ TÁM TUỔI VỚI VUA GIA LONG


Nhà của Chaigneau Thắng
MẪU ĐỐI THOẠI GIỮA CẬU BÉ TÁM TUỔI VỚI VUA GIA LONG 
     (Ghi chép của Duc Chaigneau).
       # Duc có cha là người Pháp mẹ người Việt- cuộc gặp diễn ra ở điện Cao Minh, khi Duc đi cùng cha vào yết kiến vua và Hoàng hậu vào năm 1811.
         Theo miêu tả của Duc, vua Gia Long ngồi trên chiếc bục có ngai vàng, trãi chiếu hoa viền lụa. Khuôn mặt vua đầy biểu cảm nhân hậu, da sáng, đôi mắt tinh nhanh (lúc nầy nhà vua chừng 50 tuổi) theo miêu tả của Duc, nhà vua còn là người thích hài hước.
-      "Ha ha các bằng hữu của ta, hãy tới gần đây, gần nữa để ta xem con có giống cha của con không?"
Ông ta đặt tay trên vai Duc, vuốt cằm Duc, nhìn cậu bé chăm chú rồi hất hàm nói với Chaigneau Nguyen Van Thang : "Ông làm việc tốt, chỉ có điều cậu bé nầy có cái mũi hơi An Nam một tí"
      Ông vui cười nói với cha tôi điều gì đó, một hồi lâu tôi lùi lại rồi tâu: "Dám tâu bệ hạ, con xin chào bệ hạ, bậc thiên tử, con chúc bệ hạ vạn tuế, vạn tuế"
     Tôi vừa dứt lời, nhà vua liền phá lên cười " ha ha con cũng muốn ta là con trời à? Chắc chắn cha con không dạy cho con điều đó. Vì ông ấy chưa bao giờ nói với ta điều vô lý đó. Ta mà là thiên tử ư?" Nhà vua còn nói nhiều điều nhưng tôi dừng lại ở đây.
       Sau khi đã cười nói chán chê, nhà vua quay lại nhìn Duc
-"Con kêu ta là bậc thiên tử mà chưa lạy bậc thiên tử"
Duc do dự rồi quỳ xuống rồi lạy chừng 5 lạy thì vua cho thôi và nói:
- "Đủ rồi con, con chỉ chào ta bằng phân nữa cách chào của người Việt... nhưng nầy con mấy tuổi rồi?"
- Dám tâu bệ hạ con tám tuổi.
- Con học gì?
- Dám tâu bệ hạ con học tiếng Lang sa và tiếng Tàu.
- Tốt lắm con hãy siêng học. Một ngày nào đó ta sẽ cho con làm quan. Con thích làm quan không?
- Dám tâu bệ hạ thích lắm.
- Con hãy đến chào Hoàng hậu đi. Đừng sợ, các phu nhân ta không dữ dằn gì đâu. Họ không ăn thịt con đâu - (cười to)
    Trích hồi ký của Duc Chaigneau - Sách Xã hội Việt Nam đầu TK XIX qua con mắt người nước ngoài.

    *Giúp việc cho chúa Nguyễn Phúc Ánh có chừng 06 người Pháp. Trong đó có Cha Cả là Bá Đa Lộc và Chaigneau, nguyên trung úy Hải quân Pháp và vài người Pháp khác trên tinh thần tự nguyện. Chaigneau lấy vợ Việt là bà Hồ Thị Huề, một giáo dân phường Thợ Đúc. Có 11 người con, Duc là con thứ 3. Chaigneau nói tiếng Việt, mang tên Việt, biết ăn trầu làm quan đến chức Chưởng cơ, rồi Khâm sai, tước Thắng Toán Hầu.
      Những chuyện như thế nầy Sử quán triều Nguyễn và các triều khác đều không có ghi chép. Vì vậy nên ta ít có nguồn sử liệu để biết về xã hội thời đó nếu không có sự ghi chép từ của các giáo sĩ và người nước ngoài.

1. Nhà ở của Chaigneau
2 Mộ bà Hồ Thị Huề