ngobadung

7 tháng 6, 2018

Ai mới là chủ nhân thật sự của rừng Sơn Trà?

Ai là chủ nhân của rừng Sơn Trà?
      

Những chủ nhân của Sơn Trà
  Vào tháng giêng năm Ất Hợi tức tháng 3 năm 1695 nhà sư Trung Quốc, Thích Đại Sán đã rời Huế vào Hội An bằng thuyền để tìm phương tiện về nước, vì hồi đó đi đường bộ khó khăn hơn đi thuyền nhiều .
        Khi thuyền vào vũng Sơn Trà, Hòa thượng Thích Đại Sán đã thấy voọc bay nhảy từng bầy trên núi. Sau đây là đoạn hồi ký bằng tai nghe mắt thấy của nhà sư:
    " Vừa chợp mắt không lâu đã thấy phương đông sáng bạch. Khoác áo choàng ngồi dậy, thấy sóng yên nước lặng, té ra thuyền đã đi vào vũng (vũng Thùng), ở trong vòng núi bao quanh. Dọc bờ biển, đá lèn lởm chởm, trên cây vượn trăng chân đỏ nhảy nhót từng bầy. Trái đồi hoa núi, xanh đỏ sum xuê. Xa trông cách bờ, cột buồm như rừng tên xúm xít. Hỏi ra mới biết đoàn thuyền chở lương đang chờ gió tại cửa biển nầy"
       Như vậy ít ra cũng hơn 300 năm trước loài voọc Sơn Trà đã có mặt ở đây. Còn có trước khi thành phố Đà Nẵng được thành lập.
       Vậy voọc đích thị là chủ nhân, ít ra là chủ nhân "có sổ đỏ" ở núi Sơn Trà. Vậy hà cớ chi các chú lại tìm cách lấn chiếm Sơn Trà cướp đi không gian sinh tồn của dòng họ chúng!

                              Ngô Bá Dũng





3 tháng 6, 2018

Sài Gòn- đồng mả Ngụy

Đồng mả ngụy
        Sài Gòn- đồng mả Ngụy
        Ngụy ở đây là nói đến Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Sài gòn - Gia định) và đồng đảng trong cuộc nổi dậy chống Nhà Nguyễn vào khoảng 1830 - 1833. Mà đỉnh cao là chiếm thành Phiên An, giết, thiêu sống quan Bố Chính Bạch Xuân Nguyên, giết cả gia đình Tổng đốc
Sài Gòn Gia Định Nguyễn Văn Quế.
       Kết quả có gần 2.000 người thuộc phe nổi dậy bị quân triều đình bao vây và bị giết sạch. Các thi thể bị chôn chung trong nhiều hố tập thể ở đây .Về sau người dân quen gọi là "đồng mả ngụy". Nay là trung tâm Sài Gòn (được cho là khu vực ngã sáu Dân chủ, thuộc quận 3 ?) .

     Ảnh do ông John Thomson chụp năm 1867 (sau đó mấy chục năm). Trong ảnh là những mả vôi được đắp sơ sài vào lúc đó. Trải qua thời gian, nay là phố xá dày đặc. Những ngôi mộ tập thể kia chưa biết chính xác nằm ở chỗ nào?

Thói nhũng nhiễu của các quan chức Sài Gòn xưa

       
    
Cách đây 200 năm, tại Sài Gòn, một chiếc tàu buôn quốc tịch Mỹ có tên Franklin do thuyền trưởng John White cập bến Sài Gòn để xin buôn bán nhưng ông thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đã quá chán nãn với cách hành xử của các viên chức quan thuế ở đây. Sau đó là một đi không trở lại.
Hồi ký ông thuyền trưởng có đoạn:
    "9 giờ sáng, nhân viên thuế quan đòi phải có rượu uống trước. Sau khi đo đạc trọng tải tàu để tính thuế, nhân viên thuế vụ đòi được đãi ăn nhậu. Đến 12 giờ trưa, sau khi đã say sưa họ mới ra về, để lại cho thủy thủ đoàn lau rửa dọn dẹp, mà khó rửa nhất là các bãi nước trầu đỏ ghê tởm mà họ phun từ miệng xuống đầy sàn tàu."
       Trước khi rút lui họ không quên "xin đểu" những vật phẩm trên tàu như hàng hóa, vật lưu niệm đồng thời gợi ý trao đổi hàng hóa một cách không sòng phẵng, lươn lẹo, ăn chặn!
       Những chuyện như vậy xãy ra thường xuyên với sự bao che của cấp cao hơn làm cho nước ta mất cơ giao thương với các cường quốc như Mỹ, Anh... tạo điều kiện cho Pháp độc chiếm Đông Dương.


                                 Ngô Bá Dũng (biên khảo)

Ngôi trường sư phạm có kiến trúc đẹp. Trường CĐSP Đà Lạt

Trường CĐSP Đà Lạt - ảnh Ngô Bá Dũng
Trường CĐSP Đà Lạt
     
Do KTS Moncet người Pháp thiết kế, trường có lịch sử 90 năm. Được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và Hội KTS thế giới xếp hạng top 1000 về những công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới ở TK XX.
      Đây là địa điểm mà khách du lịch thường ghé thăm khi đến thành phố cao nguyên nầy.
Ngô Bá Dũng
 
                                                Ảnh Ngô Bá Dũng
                                

Nhốt rọ heo!

           Nhốt rọ heo!
           Một tên trộm bị dân bắt được đem nhốt vào rọ heo cho dân làng đến xem, vậy cũng đủ nhục.
           Bây giờ nhiều nơi bắt được trộm, nhất là trộm chó là xúm vào đánh hội đồng cho đến chết!
          Ngẫm ngày xưa, người với người còn chút gì nhân văn hơn bây giờ!
                                     (Hà Đông 1929)