Lệ
thường cấp dưới mang quà biếu cho cấp
trên nhằm để được nâng đỡ, cất nhắc hoặc
mưu cầu việc gì đó có lợi về sau cho họ .
Trái lại, lễ tết
thời nhà Nguyễn không nặng về vật chất mà coi trọng yếu tố văn hóa tinh thần,
biểu lộ sự quan tâm ưu ái của nhà vua với những người có công, từng vào sinh ra tử với mình để giành lại cơ
đồ.
Vào dịp tết, vua Gia Long thường xuất kho ban quà tết cho các đại thần, quà
thường là vải vóc, quần áo, trái cây, vài phong pháo… hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc, quà đựng trong những hộp gỗ sơn son, thiếp
vàng. Được các tốp lính che lọng, trang trọng mang đến tư thất các đại thần để trao quà biếu của
vua. Các đại thần và người có công quỳ lạy nhận quà của vua, xem như là vinh dự
to lớn đối với họ và gia đình.
Quà
tết của cấp dưới đối với cấp trên cũng diễn ra công khai tại công đường mà
không thò thụt dấm dúi ở tư thất, quà thường là con heo sống hoặc cặp gà vịt
được nhốt trong lồng cùng bánh trái, gạo nếp. Quan lớn ngồi giữa, viên chức, binh lính quỳ
lạy để tỏ lòng tôn kính khi trao quà. Bù lại các quan cũng thường tặng lại cho
họ những đồng tiền lì xì mừng tết.
Tại các nhà giàu, nhiều người làm công,
các gia nhân cùng góp tiển mua gà vịt biếu cho gia chủ, đổi lại chủ nhà cũng
biếu cho họ gạo nếp, bánh trái, tiền lì xì cho phải lễ.
Đức Chaigneau , một người Pháp lai Việt,
ông là con trai của viên quan người Pháp, Jean Baptis Chaigneau, người có công giúp Gia Long phục quốc, cũng cho biết nhân
dịp tết Giám mục Veren cũng ngồi kiệu đến kinh thành Huế yết kiến vua Gia
Long không quên mang theo các chai thủy tinh nước hoa Eau de Cologne, món quà
được vua và nhất là các bà hoàng ưu thích.
Bản thân cha của Đúc Chaigneau cũng nhận
được quà của vua ban, quà được đựng trong hộp tròn và to, khi mở ra có vài quả Lê, nho khô xuất xứ
từ Trung Quốc. Đây là những trái cây không có ở Nam Việt nên việc vua tặng quà
đặc biệt nầy cũng là ân huệ lớn dành cho gia đình ông quan Việt người Pháp.
Ngô
Bá Dũng biên khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét