“Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Hấp dẫn
bởi lời mời gọi từ câu ca dao xưa, vợ chồng tôi đã tìm đến làng Thanh Thủy,
cách thành phố Huế chừng 8 cây số đi về hướng đông nam, nơi có chiếc cầu ngói
Thanh Toàn một di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia.
Đây là ngôi làng cổ như nhiều làng cổ khác
của Huế còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa và phong tục và công trình kiến trúc
xưa. Đường vào làng quanh co, hai bên đường là những cánh đồng khoáng đãng. Qua
khỏi cổng làng là những nhà thờ tộc họ, đình làng, miếu mạo còn mang đậm nét
kiến trúc xưa, Qua đó cho thấy đây từng là ngôi làng quê trù phú của những cư dân đầu tiên theo chúa Nguyễn đi mở nước, đã chọn nơi đây làm
nơi sinh cơ lập nghiệp từ những năm giữa thế kỷ XVI .
Trái tim và biểu tượng của làng là chiếc
cầu lợp ngói, bằng gỗ, bắc qua một con nước trước khi hợp lưu với dòng sông
khác để ra biển lớn. Chiêc cầu, câu ca dao xưa là niềm tự hào, là dấu tích lịch sử còn lưu lại khá nguyên vẹn của kiến
trúc xưa Việt Nam.
Ban đầu, người góp tiền của, vật lực xây dựng chiếc cầu là bà Trần Thị Đạo, một
người nhân đức và giàu có trong làng .
Cầu dài chừng 18 mét, rộng 4 mét, có sáu
hàng cột, trên lợp ngói, kết cấu liên hoàn bằng gỗ, khá vững chắc. Trãi qua mấy
trăm năm, chiếc cầu đã qua bốn lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban
đầu của nó.
Cầu ngói Thanh Toàn có nét giống với Lai
Viễn Kiều (chùa Cầu) ở Hội An ở chổ “Thượng gia, hạ kiều”, vừa là nhà thờ vừa
là cầu, trên cầu gian chính giữa được chọn làm nơi thờ người có công xây dựng.
Hai bên cầu có chổ nghĩ chân cho khách bộ hành. Đặc điểm nầy cũng giống với chùa
Cầu ở Hội An, ban đầu vẫn có chỗ nghỉ chân cho khách bộ hành nhưng sau lần
trùng tu mới đây, người ta đã tháo bỏ đi. Không
hiểu vì lý do gì !
Cùng với đình, chùa, miếu mạo, chiếc cầu
cũng là biểu tượng đẹp của kiến trúc Việt xưa.
Thắm đượm nghĩa tình, mang tính nhân văn sâu sắc. Vừa bắc cầu cho ngược
xuôi qua lại, vừa có chỗ nghỉ cho khách đường xa, vừa là nơi tôn kính, ghi công
tiền nhân đã có công xây dựng.
Cầu ngói Thanh Toàn, một biểu tượng kiến
trúc độc đáo, là nét đẹp làng quê của đất Cố đô. Nơi được chọn tổ chức Lễ hội
Chợ quê ngày hội trong chương trình
Festival Huế 2014.
Ngô Bá Dũng
Cầu ngói Thanh Toàn trong ngày hội ảnh Ngô Bá Dũng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét