ngobadung
31 tháng 12, 2012
29 tháng 12, 2012
9 tháng 12, 2012
Olympus- TEST với ống kính cổ điển Pen F
Ống kính Olympus
Pen F
PEN F 1963 |
Olympus có bề dày 90 năm trên lĩnh vực chế tạo các dụng cụ quang học và các máy
móc sao chụp phục vụ y khoa, trong đó sản phẩm máy ảnh và ống kính chụp ảnh rất
nổi tiếng được nhiều người biết đến từ thập niên 1930. Đặc biệt trong thập niên
1960 của thế kỷ trước, Olympus đã cho ra đời một loạt sản phẩm máy chụp hình
mang tên Olympus PEN với định dạng "nửa khung hình" cho phép những
cuộn phim 36 kiểu có thể chụp được 72 kiểu trên máy PEN. Đây thực sự là cuộc cách mạng trên
lĩnh vực kỹ thuật nhiếp ảnh lúc bấy giờ.
Ở miền Nam Việt Nam, những chiếc máy ảnh PEN EE, EES... xinh xắn, nhỏ gọn với các chức năng tự động là hành trang không thể thiếu của những lính Mỹ. Về sau một số phóng viên chuyên nghiệp cũng sử dụng những chiếc Pen F, Pen FT, FV có tính năng như một máy ảnh SLR để ghi lại những hình ảnh trên chiến trường. Bởi sự gọn nhẹ và chụp được 72 kiểu mới thay phim là một lợi thế lớn khi tác nghiệp.
Ở miền Nam Việt Nam, những chiếc máy ảnh PEN EE, EES... xinh xắn, nhỏ gọn với các chức năng tự động là hành trang không thể thiếu của những lính Mỹ. Về sau một số phóng viên chuyên nghiệp cũng sử dụng những chiếc Pen F, Pen FT, FV có tính năng như một máy ảnh SLR để ghi lại những hình ảnh trên chiến trường. Bởi sự gọn nhẹ và chụp được 72 kiểu mới thay phim là một lợi thế lớn khi tác nghiệp.
PEN E-PL7 Digital -ảnh trên trang WWW. Pcmag.com |
Nói đến dòng máy Olympus
xưa không thể không nhắc đến những chiếc ống kính có chất lượng tuyệt vời, xinh
xắn được sản xuất cho phù hợp với thân máy của nó (Pen cake). Đó là những những ống kính
được trang bị cho dòng Pen F, Pen FT, Pen FV được sản xuất từ năm 1963 đến năm 1970
với nhiều tiêu cự khác nhau.
Tôi may mắn được sở hữu vài chiếc ống kính
có tuổi đời trên 50 năm. Trong đó có ống kính Olympus PenF 70mm 1:2, đây là ống kính nhanh, có độ mở
tương đối lớn với chất lượng quang học tuyệt vời, cho ra ảnh có bokeh rất tốt, chi tiết trung thực, sắc nét và gam màu ấm, đậm chất Olympus. Ống kính có thiết kế nhỏ gọn, xinh xắn. Đây là một trong
những ống kính mà nhiều nhiếp ảnh gia mong muốn nhưng không dễ gì tìm để có được.
Xin giới thiệu một vài tấm ảnh “test” với
lens 70mm 1:2 OM Pen trên NEX F3 để các bạn cùng xem và đánh giá.
Ngô Bá Dũng
Sử dụng lại hình ảnh và bài viết nầy phải ghi rõ nguồn ngobadung.blogspot.com
Sử dụng lại hình ảnh và bài viết nầy phải ghi rõ nguồn ngobadung.blogspot.com
f 2.0
f 2.8
Test với OM Pen F 70mm f 5.6
F 4.0 |
15 tháng 11, 2012
5 tháng 11, 2012
Những hình ảnh & tản mạn về Hội An xưa và nay / The photos of Hoian then and now
Những hình ảnh & tản mạn về Hội An xưa và nay
Những hình ảnh về Hội An trong những thập niên 1930, 1960 được các nhiếp ảnh gia kỳ cựu như Photo Vĩnh Tân, Lệ Ảnh và các phóng viên của tạp chí LIFE chụp từ thế kỷ trước cho thấy Hội An Ngày ấy- Bây giờ vẫn còn giữ được "hồn xưa" từng trong những ngôi nhà, con phố.
Người Hội An vốn không ưa sự thay đổi, nặng hoài niệm quá khứ, luôn giữ gìn những giá trị truyền thống của tổ tiên. Là đô thị cổ, một thời là trung tâm thương mại ở xứ Đàng Trong. Nhưng bao giờ Hội An vẫn là đô thị buôn bán trật tự, văn minh, không thích sự ồn ào, tráo trở. Chính vì vậy mà nhiều thương nhân ngoại quốc đã chọn nơi đây làm chốn định cư, sinh sống lâu dài.
Hội An, những con phố như trong lòng bàn tay "đi dăm phút lại về chốn cũ". Trong ký ức tuổi thơ của tôi. bao giờ Hội An cũng vẫn là nơi yên bình êm ả. Những buổi trưa hè yên ắng, cả con phố nghe rõ từng tiếng guốc, tiếng rao của những gánh hàng rong. Tiếng gõ nhịp "lạch cạch" quen tai của chiếc cầu gỗ khi có xe cộ hay lữ khách bộ hành trên chùa Cầu.
Ngô Bá Dũng
Hoian 1930 - photo Vĩnh Tân |
Người Hội An vốn không ưa sự thay đổi, nặng hoài niệm quá khứ, luôn giữ gìn những giá trị truyền thống của tổ tiên. Là đô thị cổ, một thời là trung tâm thương mại ở xứ Đàng Trong. Nhưng bao giờ Hội An vẫn là đô thị buôn bán trật tự, văn minh, không thích sự ồn ào, tráo trở. Chính vì vậy mà nhiều thương nhân ngoại quốc đã chọn nơi đây làm chốn định cư, sinh sống lâu dài.
Hội An, những con phố như trong lòng bàn tay "đi dăm phút lại về chốn cũ". Trong ký ức tuổi thơ của tôi. bao giờ Hội An cũng vẫn là nơi yên bình êm ả. Những buổi trưa hè yên ắng, cả con phố nghe rõ từng tiếng guốc, tiếng rao của những gánh hàng rong. Tiếng gõ nhịp "lạch cạch" quen tai của chiếc cầu gỗ khi có xe cộ hay lữ khách bộ hành trên chùa Cầu.
Trong một đất nước có chiến
tranh nhưng dường như do một quy ước hay sự sắp đặt của tạo hóa. Hội An có một diễm
phúc bình an trước "mũi tên, hòn đạn”. Nhờ vậy, những ngôi nhà, con
phố, đình chùa, miếu mạo còn lưu giữ được cho mãi đến hôm nay.
Cũng như đời người, Hội An cũng có những
giai đoạn thăng trầm khốn khó. Có một thời cả thành phố như một công xưởng dệt,
nhà nhà dệt vải. Tiếng khung máy dệt rộn rã nhịp đập sớm khuya nhưng nghèo khó, thiếu thốn luôn hiện hữu ở mọi gia đình.
Hội An có một thứ thực phẩm trời cho, rẻ tiền, ấy là hến, ở đây hến luôn có mặt trong bữa cơm mọi gia đình. Người ta khai thác hến quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, thịt
hến có nhiều đạm và calci nhưng lại ít cholesterol. Thời gian khó, người Hội An thường luộc hến lấy nước
làm món canh. Buổi sáng có tô canh hến nóng với vài củ khoai lang
luộc là ấm bụng, rẻ tiền nhưng đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy nhiều người ví von hến “nuôi sống”
dân Hội An thời khốn khó. Còn bây giờ nhờ du lịch, cuộc sống của người dân Hội An ngày một tốt hơn thì hến xào xúc bánh tráng vẫn là món ăn khoái khẩu, níu chân nhiều du khách.
Ngô Bá Dũng
Chợ Hội An 1930 - photo Vĩnh Tân Nay |
Phố 1930 -Photo Vĩnh Tân |
Chợ nước lụt 1930 -Photo Vĩnh Tân |
Lụt lớn năm Nhâm Thìn 1964 - Photo Lệ Ảnh Lụt 2013 |
Nhà thờ Hội An - Photo Vĩnh Tân |
Chùa Bà Mụ - nằm cạnh trường Bồ Đề, nay không còn nữa! -Ảnh Vĩnh Tân |
Chợ Hội An -Tạp chí LIFE |
Hội quán Quảng Triệu - Ảnh Vĩnh Tân Hội quán Quảng Triệu |
Hội An ( nhà họ Vương) - ảnh Vĩnh Tân |
Đình Minh An - Tạp chí LIFE |
Chùa Cầu 1903 photo belle Indochine
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)