ngobadung

4 tháng 4, 2011

Côn Đảo - Quần đảo ngục tù.






Côn đảo dưới cánh bay (ảnh Ngô Bá Dũng)
Từ ngày 28 đến 31 tháng 3 năm 2011, đoàn giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở các trường trực thuộc Phòng GD-ĐT quận Hải Châu đã đi thực tế tại huyện Côn Đảo. Một địa danh được nhiều người biết đến với tên gọi “địa ngục trần gian”. Một quần đảo ngục tù với một hệ thống nhà tù mà những người yếu bóng vía khi nghe tên cũng đã khiếp sợ như trại Phú Sơn, trại Phú Hải, trại Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bò…Nơi tra tấn, giam giữ hàng nghìn chiến sĩ cách mạng, trong đó có những lãnh tụ nổi tiếng của cách mạng Việt Nam như Lê Hồng Phong, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương…Theo ước tính đã có trên 22.000 người đã bỏ mình vì không chịu nỗi cảnh tra tấn, đàn áp, khủng bố của hệ thống nhà tù vô cùng khắc nghiệt nầy
      Cùng với hệ thống nhà tù là những địa danh nỗi tiếng về chế độ lao động khổ sai như cầu Ma Thiên Lãnh, cầu tàu 914, chuồng cọp, chuồng bò, bãi sọ người. Đoàn còn đi thăm các nghĩa địa Hàng Keo nơi hàng nghìn tù yêu nước bị thủ tiêu không để lại lai lịch, dấu tích. Thăm nghĩa địa Hàng Dương nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sĩ và đồng bào đã được Nhà nước tìm kiếm, quy tập về đây. Đặc biệt, vào đêm 29/3, trong giờ khắc linh thiêng, đoàn đã tổ chức cho các thành viên vào thắp hương, viếng mộ nữ liệt sĩ anh hùng Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương.
      Trong thời gian ở tại Côn Đảo, đoàn đã đi thăm miếu thờ bà Lê Thị Răm (tức bà Phi Yến) là thứ phi của vua Gia Long (Nguyễn Ánh), một tấm gương tiết hạnh, yêu nước được nhân dân trên đảo lập miếu tôn thờ. Ngoài ra đoàn còn có buổi giao lưu với trường cấp 2,3 Võ Thị Sáu để tìm hiểu về công tác giáo dục tại đây. Tham quan bến Đầm, một bến hậu cần về nghề cá, nơi các ngư dân đánh bắt xa bờ tìm chỗ trú chân khi biển động. Tham quan mua sắm và tìm hiểu sinh hoạt của cư dân trên huyện đảo. Cư dân huyện đảo chừng 6 nghìn người, trong đó ¾ là cán bộ CNVC Nhà nước. Họ đến lập nghiệp và làm việc ở đây từ khắp mọi miền của đất nước từ sau năm 1975. Ở đây UBND huyện chỉ đạo, điều hành trực tiếp, không có cấp xã, phường. Cư dân Côn Đảo vốn chất phác, thân thiện, hiền hòa. Ở Côn Đảo hầu như mọi nhà đều không lo mất cắp. Nhiều nhà để xe máy ngoài sân, không khóa nhưng không mất vì …kẻ trộm biết rằng không thể trốn đi đâu cho thoát !
     Chuyến đi thực tế tại Côn Đảo tuy ngắn ngủi nhưng đem lại nhiều điều bổ ích, giúp cho các giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở các trường có thêm tư liệu thực tế, sinh động “mắt thấy, tai nghe” để làm cho bài giảng lịch sử thuộc giai đoạn lịch sử hiện đại thêm phần sinh động, thuyết phục hơn.                         

                                               Ngô Bá Dũng
Côn Đảo (ảnh ngobadung)


Một góc Côn Đảo




Tù nhân Côn đảo )mô hình bảo tàng)
                            
Tù nhân xay lúa dưới đòn roi
Sân bay Côn Đảo
                                                         Cảng cá ở Côn Đảo
Miếu thờ bà Phi Yến
                                                                               

                                                                        Chuồng cọp

Nhà tù Phú Hải



ảnh của ngobadung trên Picasaweb











3 nhận xét:

  1. ngoài những di tích của 1 thời côn đảo còn nổi tiếng với 1 vẻ đẹp nguyên sơ .... với 16 hòn đảo nhỏ cùng với những câu chuyện hấp dẫn ly kỳ xung quanh....

    Trả lờiXóa
  2. trruongkimnk@gmail.comlúc 00:02 11 tháng 4, 2011

    Bạn mình cũng giỏi ghê ấy nhỉ.Ai ngờ mấy muoi năm xa cách mà bây giờ có trang wed riêng nữa ấy chứ.Ghê thật

    Trả lờiXóa
  3. Tùng Giang
    Côn đảo đẹp lắm!

    Trả lờiXóa