ngobadung

24 tháng 2, 2025

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÀN CÒ DI CƯ ĐẾN BÃI BIỂN ĐÀ NẴNG /IMAGES DE MIGRANTS DE COQUES MIGRANT VERS LA PLAGE DE DA NANG

 NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÀN CÒ DI CƯ

          VỀ BÃI BIỂN ĐÀ NẴNG














Phụ nữ Việt Nam xưa có phong tục nhuộm răng đen./古代ベトナムの女性には歯を黒く染める習慣がありました/ผู้หญิงเวียดนามโบราณมีประเพณีการย้อมฟันให้เป็นสีดำ

Phụ nữ xưa thích nhuộm răng đen để... cho đẹp. Mà đã nhuộm là đen suốt đời không thể tẩy trắng được?
    Hồi nhỏ tôi thường thấy nhiều người có hàm răng đen bóng hoặc vàng khè khi cười. (do nhuộm hay bịt răng vàng) Bây giờ răng đen không còn thấy nữa mà răng vàng cũng không ai bịt, chắc là lớp tiền bối xưa đã lần lượt quy tiên!
Mỗi thời quan niệm đẹp xấu mỗi khác.
   Sau đây là một số ý kiến của bạn tôi về những hàm răng đen:
  *"Mẹ và bà tôi đều có hàm răng đen nhánh! Mẹ tôi vẫn thường kể nhà ở Liên Trì giáp ranh phố thị, thời chiến tranh Pháp Việt, các bà và mẹ tôi thường mang rau quả xuống chợ mới, bán xong đi về ngang qua đồn lính Tây , thấy nó nhìn là chạy có cờ, các cô bác có nhan sắc dễ bị nó bắt và bị hiếp, nên các bà các mẹ thường nhuộm răng đen và ăn trầu, lúc gặp Tây cứ nhễu nước trầu ra bôi lên miệng, lên mặt là nó ghê tởm bỏ qua!
Nhưng đây lại là nét đẹp duyên dáng của người xưa!
Mỗi lần nhuộm khổ công lắm !"   
                                              Chân Lythi

*"Mẹ tôi nhuộm răng đen, dùng suốt đời không sâu răng và ăn trầu, về già đến 87t răng rụng dần rồi bệnh già qua đời. Hồi ngoại còn tôi có hỏi thì bà nói thời chiến loạn ly, con gái xinh đẹp cha mẹ cho nhuộm răng để tránh lính khố xanh, khố đỏ thấy ghê tránh ko dám hãm hiếp"
                                             Nguyễn Tử

*"Mẹ tôi cũng có hàm răng đen nhánh… mỗi khi cười thật duyên"
                                             Lê Kim Dũng

Tư thất quan to (đầu thế kỷ XX) /Kediaman pribadi yang besar di awal abad ke-20

 Quan to đang phê với "nàng tiên nâu" trên sạp gụ nên ba quan nhỏ phải ngồi chờ xin yết kiến.
       Hơn trăm năm mà nhìn nền nhà lát gạch bông như thế nầy thì biết gia thế cỡ nào?
       Lúc nầy gạch bông phải chở bằng tàu thủy từ Pháp qua.
     Sạp gụ, trường kỷ toàn gỗ cẩn xà cừ, các cột kèo được tô trát hoa văn.
     Trên bàn thờ có hình 01 võ quan chứng tỏ gia tộc nhiều đời làm quan.


Nhìn nhà cửa và trang phục cho đoán nhà quan to cũng thuộc cỡ đại thần còn các quan ông còn lại ít chi cũng cấp tỉnh hay huyện?