QUY ĐỊNH TỐ TỤNG, XÉT XỬ THỜI VUA GIA LONG MỚI LẬP QUỐC.
+Giao cho Lý trưởng xử các tội vặt như chửi lộn, đòi nợ.
+ Kiện tụng về ruộng đất, họ hôn, cờ bạc, đánh lộn thì huyện xử. Nếu oan ức thì kêu ở Phủ, Trấn. Nếu 03 nha xử khác nhau thì kêu ở Thành.
Trọng án chết người thì Trấn quan xét xử. Nếu bị xử tử thì quan tỉnh xét duyệt án.
+ Nếu có án mạng thì xin làng, tổng bắt hung thủ rồi kêu tại Phủ, Phủ khám nghiệm lập biên án, bắt thủ phạm nộp ứng trước tiền mai táng là 36 quan. Nếu hung thủ không tài sản thì bắt họ hàng phải nộp thay.
Phàm đã giết người thì thủ hay tòng phạm đều xử chém. Gia sản phạm nhân bị tịch thu bồi hoàn cho thân nhân người chết.
+ Không được kêu xét vượt cấp. Nếu ai vượt đều bị đánh mắng đuổi về!
+ Việc quan điều tra xét xử phải có kỳ hạn từ 01 đến 03 tháng. Nếu quá hạn để dân kêu thì quan bị phạt từ 01 đến 02 con trâu quy ra tiền (5 -10 quan).
+ Án phí kiện tụng thu cả 02 bên (bên nguyên và bên bị). Sau đó bên thua sẽ trả cho bên được.
Án xử phúc thẩm thì cấp dưới phải nộp tiền lễ tra cho cấp trên để xử (xử đúng thì miễn thu - xử sai quan cấp dưới phải nộp phạt).
+ Với trọng án thì thu tiền giam, tiền cơm, tiền cùm xiềng, dầu đèn... là 03 quan. Đàn bà thì thu một nửa.
Đàn bà con gái có tội nhẹ cho làng bảo lãnh đem về. Đàn bà con gái nếu phải bị giam, thì phải có nơi giam riêng.
+ Nếu quan xét xử mà có dụng tình xử nhẹ ăn tiền tham nhũng thì quan phải bị xử tử.
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn.
* Tội phạm thời nào cũng có nhưng ngày xưa phạm nhân không nhiều như bây giờ. Hơn nữa vai trò của gia đình, họ tộc, làng xã được gắn liền cho nên họ không thể đứng ngoài cuộc mà gắn với trách nhiệm.
Luật rất khắc khe với tội cướp, tội khi quân, phản quốc, tội ngược đãi ông bà cha mẹ...
Ai can trọng án nếu bị giam chờ xét xử phải nộp tiền ăn, tiền dầu đèn... ngay cả... cùm xiềng cũng không phải miễn phí!
Căng nhất là tội giết người, luật quy định trước mắt hung thủ phải nộp 36 quan cho việc mai táng nạn nhân. Nếu không có tài sản thì họ hàng, tộc họ phải nộp thay! (36 quan là rất to, bằng 18 tháng lương của người lính cũng như bằng lương 1 tháng của quan Thượng Thư).
Ngoài ra để đỡ tốn kém cho việc giam giữ. Luật còn quy định tội nhẹ chỉ bị phạt tiền, bị đánh đòn roi. Hình thức lưu đày biệt xứ cũng là hình phạt không giam giữ đỡ tốn kém mà có lợi cho khai hoang, lập làng mới.
ngobadung
28 tháng 7, 2023
BƯU ẢNH TOURANE 100 NĂM TRƯỚC.
BƯU ẢNH TOURANE 100 NĂM TRƯỚC.
Quán mỳ Quảng ở Tourane Đà Nẵng
Ăn no chắc bụng để đi làm, mỳ Quảng là món ăn ưa thích của người Quảng Nam.
Quán xưa dọn trên phản. Người bán, người ăn đều ngồi chung quanh chiếc phản gỗ.
Một thực khách có vẻ lầm lì khó chịu khi đang ăn mà bị tây chụp ảnh?
Quán mỳ Quảng ở Tourane Đà Nẵng
Ăn no chắc bụng để đi làm, mỳ Quảng là món ăn ưa thích của người Quảng Nam.
Quán xưa dọn trên phản. Người bán, người ăn đều ngồi chung quanh chiếc phản gỗ.
Một thực khách có vẻ lầm lì khó chịu khi đang ăn mà bị tây chụp ảnh?
14 tháng 7, 2023
CHÙA ÔNG Ở HỘI AN
Chùa Ông ở Hội An (gọi miếu thì đúng hơn) -ảnh trước 1975 và sau nầy.
Thờ Quan Công, một vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc bên tàu. "Chùa" nằm ngay trước chợ Hoian. Không biết "chùa" chính xác có từ năm nào nhưng trong tác Phẩm "Hải ngoại ký sự" của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán có nhắc đến "chùa" nầy khi ông ghé thăm Huế và lưu lại Hoian 5 tháng trong năm 1695 theo lời mời của Chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên.
Năm 1774 "Chùa" cũng ghi dấu của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm là cha của cụ Nguyễn Du khi ông Nghiễm đem một cánh quân cùng với đại quân chúa Trịnh tiến đánh vào Đàng Trong và có vào thăm và để lại bài ký tại ngôi chùa nầy.
Hằng năm đến ngày 24 tháng 6 âl là ngày vía của ông, người ta đến cúng bái xin xăm rất đông ở đây.
Pic1: Ảnh trước 75
Pic 2 Một góc "chùa" Ông
Pic 3 Xin xăm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)