ngobadung

29 tháng 4, 2021

Điện Kính Thiên từ tấm ảnh của Bác sĩ C.E. Hocquard 1982





     


     Bác sĩ Charles Edouard Hocquard chụp tấm nầy khoảng 1892.
      Đây là sân rồng của Điện Kính Thiên, nơi được cho là chốn hành lễ quan trọng, là trung tâm của Hoàng thành Thăng Long xưa.
     Điện được xây dưới thời Lê Thái Tổ cho đến thời vua Lê Thánh Tông mới xong.
    Toàn bộ khu vực nầy đã bị chôn vùi với thời gian. Nay mới dần dần được phát lộ.



Ngoại ô Tourane xưa


  Các bà, các cô đang gánh sắn ra chợ!(khoai mì).
     Tấm ảnh khá xưa, được cho là chụp ở ngoại ô Tourane (Đà Nẵng).
     Những nấm mồ bằng đất được đắp sơ sài ven đường thôn như mả Đạm Tiên trong thơ Nguyễn Du.
     Ngày xưa trên đường làng thôn Hòa An, nay là đường Tôn Đản, Cẩm Lệ ta thường bắt gặp cảnh nầy.

17 tháng 4, 2021

Nhà ông Mã Tuyên ở Cholon

  
04 căn nhà liền kề (từ căn màu vàng đến căn có
bảng hiệu khoá Việt Tiệp

Bốn căn nhà liền kề trước đây là một nhà, một chủ, trên đường Đốc Phủ Thoại, Chợ Lớn. (Nay là Vũ Chí Hiếu, quận 5)
          Đây là căn nhà của ông Mã Tuyên, nơi ông Diệm và ông Nhu đến lánh nạn chỉ 01 đêm.
          Sau đảo chính 1.11.1963, căn nhà bị tịch thu còn ông Mã thì đi tù ngoài Côn Đảo.
          Về sau, để tỏ lòng đoàn kết và ủng hộ ông Mã. Người Hoa ở Cholon đã vận động góp tiền mua lại tài sản phát mãi để tặng lại cho gia đình ông Mã Tuyên.

Du côn ?

  Du côn
         Theo cụ Vương Hồng Sển, "du côn" là từ xuất phát từ Saigon xưa, ám chỉ bọn du thủ, du thực mà trên tay hay lưng quần thường dắt một đoản côn bằng sắt hoặc bằng gỗ trắc làm hung khí để đi đánh lộn.
        Về sau chính quyền lệnh bắt những ai lận côn trong người thì đám nầy lách luật bằng cách sắm ống tiêu, ống sáo bằng đồng để hòng qua mặt nhà chức trách!



Hanoi - cầu phao sông Hồng.



    Hanoi - cầu phao sông Hồng.
          Từ đầu TKXX về trước, khi chưa có cầu Paul Doumer (Long Biên), người dân Hanoi và lân cận qua lại trên chiếc cầu phao bằng tre ghép như thế nầy.
          Cũng những chiếc cầu như vậy, trước đó, năm 1789 
Trước sự tấn công như vũ bão của quân Tây Sơn, hàng ngàn quân Thanh bị bỏ mạng trên sông Hồng khi chúng chen nhau tháo chạy và cầu bị đứt. 

Nhà của Chaigneau Nguyễn Văn Thắng ở Huế xưa

Nhà của Chaigneau Nguyễn Văn Thắng ở Huế xưa
 Nhà của ông Chaigneau Nguyễn Văn Thắng, là người Pháp, tình nguyện theo giúp chúa Nguyễn Ánh. Một trong những ông quan gốc tây hiếm hoi dưới triều Gia Long. Nhà ở bên rạch Phủ Cam - Huế hồi đó chưa có sông đào An Cựu.
      Nhà lợp ngói âm dương, vách gỗ, có 3 gian, xung quanh trồng nhiều cau, hàng rào trồng trúc, bình phong cũng bằng trúc. Nhà vệ sinh nằm phía sau.
     Kiểu nhà của quan lại xưa đã hơn 200 năm ở Huế.
     Chaigneau lấy vợ VN có 11 người con, được ưu ái dưới triều vua Gia Long nhưng sang thời Minh Mạng ông cảm thấy không trọng vọng như trước nên xin trả áo mão, bán nhà về nước

Ông Quách Đàm và ngôi chợ Bình Tây

Saigon không ai là không biết cụ Quách Đàm là đại gia đất Sài thành thuở xưa.
      Xuất thân từ buôn bán ve chai, đồng nát, về sau chuyên da trâu, vi cá xuất cảng.
      Là chủ của nhiều bất động sản lớn ở Saigon xưa trong đó có chợ Bình Tây.
      Đây là ngôi chợ do ông xây trên đất ruộng nhưng cho dân vào buôn bán không lấy tiền. Đổi lại chính quyền "bảo hộ Lang sa" cho phép ông được "phân lô bán nền" ở khu vực xung quanh chợ.
Đại loại ông luôn "thả con tép để bắt con tôm hùm" trong làm ăn.