ngobadung

6 tháng 9, 2020

Voi đá ở thành Đồ Bàn

     
Con voi đá của người Chàm ở Bình Định.
     Là cổ vật Chàm đã từng được khai quật những năm đầu TK XX. Voi đá cao hơn 2m, mang những đường nét uyển chuyển như voi chiến. Chứng tỏ trình độ mỹ thuật người Chàm rất cao. Trong khi con voi của người Việt, đặt ở lăng Minh Mạng tuy ra đời sau mấy trăm năm nhưng vẫn cục mịch, nặng nề!
     Hiện nay voi nầy còn đặt tại thành Đồ Bàn, kinh đô xưa của người Chàm đất Bình Định.
     Bình Định cũng là vùng đất do chúa Nguyễn đặt tên. Sau khi đã biến mọi thứ ở thành Đồ Bàn thành "bình địa"!
     Những người Việt đầu tiên đi vào vùng đất nầy mang sứ mạng nặng nề là "bình định" họ vốn là những lưu dân tài giỏi nhưng cũng rất "cứng đầu". Chúa Nguyễn đưa họ vào phương Nam như mũi tên bắn hai mục đích.

Sách giáo khoa tiểu học ở Miền Nam trước 1975

     
Sách giáo khoa lớp 1 trước 1975 có hai nguồn:
1.Do Bộ VH-GD biên soạn
2.Do tư nhân biên soạn theo chương trình của Bộ.
     Về đầu sách lớp 1 (trước 1970 gọi là lớp Năm) chừng 06 quyển gồm: Em học vần lớp 1; Em tìm hiểu khoa học; Em học toán; Em giữ gìn sức khỏe; Em học tính tốt và Tổng hợp các môn Thủ công, Thể dục, trò chơi.
     Sách nầy do "Nhân dân Hoa Kỳ với sự hợp tác của Bộ VH- GD VNCH thân tặng" in ngay bên trong trang bìa.
     Ngoài ra còn nhiều đầu sách do tư nhân soạn và xuất bản như các nhóm tác giả Hà Mai Anh, Khổng Trọng Thu, Nguyễn Mạnh Tuân, Cao Văn Thái là những nhà sư phạm nổi tiếng biên soạn theo chương trình của Bộ.
     Nhiều học sinh trường công, nhà nghèo được tặng sách. Học sinh trường tư thục thì cha mẹ bỏ tiền ra mua.
     Có điều là hồi đó không có mánh in bán kèm vở bài tập từng môn quá chừng như hiện nay.
   Ảnh SGK lớp Nhất (trước 1970) tức lớp 5 sau nầy.

Nhà ông Nguyễn Chất, nghệ nhân điêu khắc đá ở Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn



     
  Nhà ông Nguyễn Chất, ở Hòa Phụng, nay là Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵ
ng.
Mặt trước nhà của ông có câu quảng cáo: "Nguyễn Chất cựu sinh viên trường Mỹ nghệ Biên Hòa, chuyên bia mộ, tượng đá".
      Gia đình ông có ít nhất 04 đời làm nghề nầy ở Non Nước.
    
Nguyễn Long Bửu, nghệ nhân Nhân dân, hiện nay làm ăn rất khá về ngành điêu khắc đá là hậu duệ của ông.

Đời sống giáo viên miền Nam trước đây

     
Trước đây đời sống giáo chức miền Nam khá cao.

     Thầy giáo Dương Văn Ba dạy ở Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho viết: "Năm 1963 tôi là GVTH Đệ nhị cấp, lương tháng 7.800 đồng, lương phụ trội tăng giờ 6.400 đ, tổng cộng 14.200 đ. Ở Mỹ Tho, hồi đó mướn nhà 400đ, tiền cơm nước, điện, lặt vặt 1.200đ, cà phê, ăn sáng, nhậu lai rai 500đ. Tổng chi phí gia đình 4 người phủ phê một tháng hết 4.000đ. Vàng y 24 cara 4.000đ/ lượng (1963). Hằng tháng tôi dư được 2 lạng vàng."
       Do thu nhập khá nên đa số nhà giáo không phải bận bịu với cơm áo, gạo tiền nên chú tâm vào dạy học. So với các ngành khác, nhà giáo vẫn là số 1, dù không ai nói giáo dục là quốc sách hàng đầu!
Ảnh: cô giáo và các nữ sinh ở trường nữ trung học Đồng Khánh - Huế đang đi thực hành.

Hớt tóc dạo



       
Hình ảnh thân quen mà ai cũng đã từng nhiều lần "chịu trận"!
       Trời nóng mà trùm khăn ni lông, bị đè đầu nhưng không đứa mô dám nhúc nhích.
       Bởi do sợ cây kéo nhắp nhắp bên lỗ tai và con dao cạo sắc lẹm sau ót!

Ở Mỹ Sơn có pho tượng thần Ganesha bị mất đầu.

   

 Ở Mỹ Sơn có pho tượng thần Ganesha bị mất đầu. Đây là tượng thần đầu voi, mình người theo tín ngưỡng của Ấn Độ giáo.
    Vì sao tượng lại bị mất đầu? Mất khi nào?
    Căn cứ vào bức ảnh 01 chụp năm 1903 thì tượng Ganesha đã bị phá hủy phần đầu (đã lâu?) trước đó rồi chứ không phải do chiến tranh sau nầy!
    Vậy có phải thủ phạm có phải là những người Việt quá khích trong chiến tranh giữa Đại Việt và Champa trên con đường Nam tiến cách đây mấy thế kỷ?
     Hiện nay pho tượng vẫn ngồi y vị trí của bức ảnh chụp năm 1903 ở Mỹ Sơn.
    Hy vọng một ngày nào đó người ta sẽ tìm ra chiếc đầu của Ganesha trong đống đổ nát của Mỹ Sơn!

LUẬT NHÂN QUẢ TRONG HỌC TÀI THI PHẬN?



LUẬT NHÂN QUẢ TRONG HỌC TÀI THI PHẬN?
       
Ngày xưa những người được gọi tên đầu tiên vào khu vực trường thi không phải là thí sinh?
Loa loa
  "-  Báo oán giả tiên nhập.
   -   
Báo ân giả thứ nhập.
   -   Sĩ tử thứ thứ nhập"
   Đó là tiếng loa gọi người cõi âm vào trường thi. Nghĩa là người ta gọi oan hồn báo oán vào trước, oan hồn báo ân vào sau, thí sinh mới vào sau chót.     (Theo cụ Ngô Tất Tố).
   Như vậy cái chuyện ân oán, nhân quả mà ông bà, cha mẹ gây ra thì con cháu phải "trả" sòng phẵng vào lúc nầy.
   Cho nên mới có câu "học tài thi phận" là vậy!