ngobadung

6 tháng 8, 2020

Khâm sứ Trung Kỳ cấp bằng tiểu học cho ông Nguyễn Sữu ở Tourane xưa

   
      Bằng tiểu học cấp cho trò Nguyễn Sữu ở Tổng Đà Nẵng hơn 100 năm trươc.
     Theo đó Khâm sứ Trung kỳ căn cứ theo kỳ thi sát hạch tại Cửa Hàn vào tháng Sáu tây, năm 1916.
Cấp cho trò Nguyễn Sữu, sinh ngày 14 tháng 06 năm 1901 tại Hải Châu, Tổng Đà Nẵng, thuộc Cửa Hàn, văn bằng tiểu học Pháp Việt để chấp chiếu.
Bằng do chính Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế ký, được ghi bằng hai thứ tiếng Pháp - Việt. Có dán ảnh hẵn hoi.
      Bạn học cùng lứa, cùng trường ở Đà Nẵng với cụ Sữu có cụ Lê Văn Hiến, sau nầy làm Bộ trưởng Tài chính. (có tên đường ở Đà Nẵng).
Trình độ tiểu học như cụ Sữu hồi đó không nhiều. Còn bây giờ, người có bằng đại học nhiều hơn lá mít, lá tre!

Không ảnh xưa ở Đà Nẵng

       
Ảnh chụp từ máy bay ở Đà Nẵng cách đây 100 năm trước.
      Đây là đoạn "đầu biển cuối sông" - chỗ có gạch đỏ nối liền, hiện nay là cầu Thuận Phước. Chỗ X xanh là ven biển đường Nguyễn Tất Thành. Chỗ X đỏ là Nại Hiên Đông, Sơn Trà.
Lúc bấy giờ ở ven biển quanh Đà Nẵng từ bờ Bắc sang bờ Đông đất hoang bạt ngàn. Dân cư xúm xít chỉ quanh khu vực hai phường Hải Châu1 và 2, Phước Ninh, Nại Hiên (Bình Hiên) và Thạc Gián bây giờ mà thôi.

Xử án và thực thi bản án ngày xưa

      Bưu ảnh xử án xưa
         Ngày xưa các quan cấp huyện trở lên kiêm nhiệm luôn việc xử án.
        Bưu ảnh cho thấy tội phạm đang bị hai viên quan tra hỏi. Đứng bên ông ta là hai nhân viên "chấp pháp" lăm lăm cây roi mây chờ thi hành án!
        Ngoài roi mây, gậy. Trên giá còn thấy có búa gỗ, cọc, dây ... dùng để "nọc" phạm nhân xuống đất để đánh... cho trúng!

Coi TV hồi trước 1975

     

TẢN MẠN NGỒI NHÀ MÙA DỊCH.
-ĐI COI TV HỒI XƯA.-
Hồi đó chưa có màu, chỉ có TV đen trắng. Loại mắc tiền nhất là loại có cửa lùa, bên dưới có 04 chân. Các thương hiệu như Denon, Sanyo, National, Nec... rất được ưa chuộng nhưng không phải ai cũng sắm được vì giá tới hai, ba chục ngàn. Con nít nhà nghèo thường hay đi coi "cọp"!
    Ở Đà Nẵng truyền hình ban đầu chỉ có chức năng phát lại vì vậy những trận "túc cầu" thế giới phải coi sau đó vài tuần. Chương trình ca nhạc phong phú như ban Hoàng Thi Thơ, Tiếng Tơ đồng, hợp ca Thăng Long, ban AVT... nhưng thích nhất là chương trình của ban tạp lục Tùng Lâm với nhạc hiệu kết thúc " Sau đây là chấm dứt chương trình của ban Tùng Lâm". Nghệ sĩ hài hồi đó có Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Thanh Hoài, La Thoại Tân, Bà Năm Sadec... họ diễn nhẹ nhàng, ít nói nhưng thâm thúy. Không như bây giờ chọc cười nhưng khán giả không cười nỗi vì nhiều lúc ăn nói quá vô duyên.
       Tối thứ bảy có cải lương nên khán giả phải bám ở cửa sổ để coi. Hằng tuần có "Đố vui để học" do Trung tâm học liệu Bộ GD phát hành với nhiều phần thưởng từ gạo lức Bích Chi cho tới tập vỡ Xích lô, xà bông bột Viso, kem xức mụn Thorakao ... tặng cho thí sinh từ các nhà tài trợ.
      Quảng cáo trên TV cũng là tiết mục yêu thích, dễ thương, nhớ lâu "An toàn trên xa lộ, thanh lịch trong thành phố, tiện lợi khi vào ngõ hẽm. Nhất là bà xã rất hài lòng vì nó bền chắc, nó là chiếc xe Suzuki". Kem đánh răng có ông tây đen cười tươi hàm răng trắng toát -Hynos. Thuốc ho nhãn hiệu "lá vàng rơi" Acodine, "ho ho! Đừng có lo đã có Acodine" trong ao thu lá vàng rơi của cụ Nguyễn Khuyến. Không ho sặc sụa dai dẵng với "đờm ho, khó thở" như nôn ọe vào giờ ăn cơm như bây giờ!
Căn bệnh thường gặp của TV thời đó là hay bị nhiễu, bị nhảy, đôi khi hay trôi hình. Những lúc như vậy phải chỉnh nút "Tuning", có khi vặn hoài vẫn không hết, lại phải "thổ" nhẹ bên hông nhưng đôi khi lại được.
        Muốn xem đài Mỹ thì phải xoay lại ăng ten, nhích sao cho người trong nhà ra hiệu "rõ rồi" là thôi quay! Đài nầy do quân đội Mỹ phát ở núi Sơn Trà, hình ảnh trong veo, tốt hơn nhiều so với đài Việt. Đài thường hay chiếu các phim bộ như "Combat", Mỹ đánh nhau với Đức trong đó có viên trung sĩ Vic Morrow và một tiểu đội Mỹ mưu trí, gan lỳ, phim dài nhiều tập. Hễ cứ đến đoạn hồi hộp thì có nhạc hiệu " Ênh ênh ênh ềnh ênh -ềnh -ềnh, ềnh -ềnh" là đám con nít yên lặng, nín thở chờ. Nhưng viên trung sĩ Vic và 11 chú lính Mỹ vẫn luôn "bình an vô sự" và chỉ có bọn Đức là chết như rạ mà thôi!.
     Phim cao bồi miền tây hoang dã thì có Wild Wild West, phim hoạt hình thì có Lucky Lucke, Tin Tin... đều là những tiết mục hay mà bọn con nít như tụi tui đều rất thích.



2 tháng 8, 2020

Tướng VNCH Lam Sơn, Phan Đình Thứ

   
Tướng VNCH Lam Sơn 
Tướng "mồ côi" Lam Sơn thời VNCH.
Gọi mồ côi vì suốt thời gian cải tạo trong trại không một người thăm nuôi dù ông có 06 bà vợ và 10 đứa con.
   Tướng mồ côi cũng đúng với đời binh nghiệp đầy "thăng trầm" vì cái sự ngang ngược, bia rượu và tính khí bất cần đời, không phe cánh của ông.
   Chức vụ cuối cùng của ông là phó tư lệnh vùng II chiến thuật. Ông làm phó cho một tư lệnh là trung tướng mà trước đây chỉ trung úy đàn em của ông. Khi đó ông mới lên lon chuẩn tướng sau 16 năm bị giam lon đại tá.
Lần thứ nhất mới nhập học tại trường sỹ quan tham mưu cao cấp Hoa Kỳ có mấy tháng ông phải xách gói về nước vì dám đấm vào mặt của ông thầy người Mỹ làm HLV của trường vì ông thầy nầy đã chế nhạo cái tên LamSon trên ngực trái của ông. "Mầy là dân Việt sao lại đặt tên Mỹ, không biết xấu hổ à?"
Lần thứ hai, ông dám tát tai viên đại tá cố vấn Mỹ tại trường sĩ quan Thủ Đức do ông làm Hiệu trưởng vì viên đại tá nầy khi cùng ông duyệt đội quân danh dự đã làm nhục một học viên sỹ quan Việt Nam.
Năm 1972 ông bị kỷ luật buộc phải giải ngũ. Sau 1975 đi cải tạo 5 năm. Ra tù thuộc diện HO nhưng không thèm đi Mỹ. Cho đến khi ông tướng nhảy dù Guy Simon, người Pháp là bạn quân ngũ ngày trước xin và bảo lãnh cho gia đình ông đến Pháp, ở Pháp vài năm ông lại xin về VN sống cho đến khi qua đời năm 2002.
Tên thật của ông là Phan Đình Thứ, quê ở Hà Tĩnh có 35 năm phục vụ cho quân đội Pháp và Mỹ.
             
   
           Tham khảo theo Phunutoday vn và VietHistory.

Đại Cathay



   
Vợ chồng Đại Cathay ở Saigon thập niên 60s
 Ảnh là Lê Văn Đại và vợ nhưng người ta chỉ biết anh ta với tên Đại Cathay, một giang hồ khét tiếng ở Saigon trước 75.
    Nhà văn Duyên Anh viết cuốn tiểu thuyết có tên "Điệu ru nước mắt" ca ngợi về cuộc sống giang hồ đầy tính hào hiệp của Đại Cathay. Về sau được chuyển thể thành phim nhựa có cùng tên do "phù thủy" Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn. Cả phim và truyện đã tạo ra cơn sốt trong giới khán giả trẻ thời đó!
     Khoảng năm 1966, Đại bị chính quyền xem là loại du đảng đặc biệt nên đã bị bắt và đưa ra giam ở Phú Quốc. Năm 1967, Đại và đồng bọn tổ chức vượt ngục nhưng tất cả đều bị mất tích. Năm đó Đại mới 27 tuổi.
     Thời Đại Cathay còn làm trùm ở Saigon thì Năm Cam chỉ là "tiểu tốt" dưới trướng của Bảy Si. Mà Bảy Si cũng chỉ là đàn em "thứ cấp" của Đại Cathay!