ngobadung

10 tháng 7, 2020

Phu trạm xưa


   
Phu trạm xưa
Phu trạm xưa
       Ngày xưa việc liên lạc giữa triều đình và các nơi chỉ bằng phu trạm.
       Nhà Nguyễn qui định mỗi tỉnh có vài trạm. Quảng Nam ở đỉnh Hải Vân có trạm Nam Chơn, xuống chân đèo có trạm Nam Ổ, tới Cẩm Lệ có trạm Nam Giảng vô trong có trạm Nam Phước rồi trạm Nam Vân ở Kế Xuyên... là nơi chuyển tiếp công văn trên đường Bắc - Nam.
      Thường các phu trạm cưỡi ngựa, ngựa có đeo chuông lục lạc, ban đêm có đuốc để báo hiệu. Phu trạm được ưu tiên qua đò, qua cầu như xe cứu hỏa bây chừ.
       Công văn giấy tờ được bỏ ống tre và khèn dấu ở hai đầu. Một công văn hỏa tốc từ Huế đi Hanoi mất 8 ngày đêm là nhanh nhất.
       Người được cho là ông tổ của ngành truyền tin là Trần Nguyên Hãn, ông đã dùng chim bồ câu để đưa thư.
      Ngày xưa chắc các cụ không thể hình dung một ngày nào đó có tốc độ thông tin nhanh như internet hỉ?

4 tháng 7, 2020

Phố Hàng Song

Phố hàng Song -thời Pháp có tên Protectorat

"Ở phố Hàng Song thật lắm quan
THÀNH thì đen kịt, ĐỐC thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô BỐ
Đậu lạy xin quan nọ chú HÀN".
Trần Kế Xương
   *Phố Hàng Song ở Nam Định, chuyên bán song mây, thời Pháp thuộc có tên Protectorat, nơi có nhiều người nổi tiếng như trong bài thơ của Tú Xương.
  THÀNH : làm Hộ thành tức cảnh sát. Mặt mày đen thui.
  Ông ĐỐC HỌC: mặt toàn lang ben
  Cô BỐ: 3, 4 ông chồng.
  Chú HÀN: Người tàu, thi đậu nhờ lót tiền chạy điểm!