ngobadung

7 tháng 9, 2017

Quảng Ngãi xưa đầu TK XX

          Quảng Ngãi xưa đầu TK XX
Các quan chức địa phương đang đón quan to của Pháp.
      Trong ảnh cho thấy có 04 vị chức sắc cao nhất của tỉnh bấy giờ, có thể gồm các quanTuần phủ, Án sát, Bố chính và lãnh binh đang ngồi ghế, có lính hầu lọng phía sau. Trước mặt là hàng lính khố vàng An Nam đang tư thế đón chào. Một viên chức trang phục tề chỉnh đứng giữa, dường như là viên thông ngôn. Hai người dắt ngựa có thể cho khách cưỡi để vào thành. Phía sau là dinh tuần phủ Quảng Ngãi đang mở cửa đón khách.
      Ảnh không cho biết chụp năm nào nhưng khoảng thời gian từ 1915 thì ông Phạm Liệu, người Quảng Nam được cử làm Án sát và sau nhờ lập công lớn với Pháp mà lên làm Tuần phủ ở đây. Ông Tiến sĩ Phạm Liệu là một trong "ngũ Phụng tề phi" của đất Quảng Nam trong khoa thi Nhâm Tuất 1898

     Không biết có phải vì thế mà quan chức cấp cao của Pháp đã đến thăm Quảng Ngãi?
                        Ngô Bá Dũng 

Ngôi mộ của hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân

             Ngôi mộ ít ai biết của hai nhà yêu nước Quảng Nam.
            Thái Phiên và Trần Cao Vân, bị tử hình vào cùng ngày 17.5.1916 tại Cống Chém An Hòa - Huế. Sau đó được dân bí mật mang hai ông về chôn gần nhau tại Làng Thủy Xuân - Huế từ đó đến nay.
            Một người làng Nghi An, Hòa Phát, một người làng Tư Phú, Điện Quang.
           Việc lớn bất thành. Hai trung thần nhận hết tội về mình để vua Duy Tân không phải chết vì tay người Pháp.
          Một ngôi mộ cô quạnh, vắng vẻ không mấy người biết đến. Mặc dầu ở Quảng Nam và Đà Nẵng đều có trường học và đường phố mang tên hai ông.

                                 Ngô Bá Dũng 
Mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân - ảnh Ngô Bá Dũng