ngobadung

15 tháng 7, 2016

XƯA & NAY QUA ẢNH

XƯA & NAY QUA ẢNH
Đội Nhã nhạc Cung Đình Huế  XƯA & NAY
Là thể loại âm nhạc múa hát chỉ được biểu diễn phục vụ cung đình cho Vua và Hoàng tộc xem nhân các dịp đại lễ. So với trang phục xưa, ta thấy phần mũ của các vũ công không được giống do thiếu tư liệu để tái hiện (?). Cùng với Công chiêng Tây Nguyên thì Nhã Nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của thế giới vào năm 2003.

                          Ảnh trên: Bưu ảnh sưu tầm; ảnh dưới ngobadung.blogspot.com

Cầu Ghềnh XƯA & NAY
      Là chiếc cầu sắt do người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và khánh thành năm 1904 để phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ Việt Nam. Cầu bắc qua sông Đồng Nai có chiều dài 223 m gồm 4 nhịp bằng thép, hai bên có lối đi cho khách bộ hành (giống cầu Tràng Tiền Huế, cũng do hãng EIFFEL thiết kế, thi công.) 
      Vào ngày 20.3.2016 một tai nạn có liên quan đến xà lan kéo làm sập hai dầm cầu. Sự cố làm gián đoạn giao thông nhiều tháng. (ảnh dưới của photo Đức Phạm). Sau nhiều ngày thi công, ngày 13 tháng 6 năm 2016 cầu Ghềnh mới được đưa vào sử dụng. Thay cho chiếc cầu Ghềnh một thời là biểu tượng của thành phố Biên Hòa.
Sapa XƯA & NAY
Ảnh trên: Bưu ảnh sưu tầm
Ảnh dưới: ngobadung.blogspot.com
Sài Gòn XƯA & NAY
Kênh Lớn xưa và Phố đi bộ Nguyễn Huệ nay

Ảnh trên: Bưu ảnh xưa sưu tâm
ảnh dưới ngobadung.blogspot.com
Đà Nẵng XƯA & NAY
Đường Trần Hưng Đạo xưa và đường Nguyễn Thái Học nay
Ảnh trên: Bưu ảnh xưa sưu tầm; ảnh dưới ngobadung.blogspot.com
Cảng Hải Phòng XƯA & NAY
Được người Pháp xây dựng từ năm 1874 và là cảng biển  lớn nhất Miền Bắc Việt Nam

Ảnh trên: bưu ảnh sưu tầm; ảnh dưới ngobadung.blogspot.com
Côn Đảo XƯA & NAY
      Cầu tàu 914 dài trên 100m từ Dinh chúa đảo ra biển, cầu tàu là nơi cập bến của các tàu ra đảo.

      Cầu tàu được xây dựng khá sớm, từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Đây là chiếc cầu được xây dựng phần lớn bằng đá do các tù nhân Côn Đảo lao động nhiều năm trong điều kiện lao dịch khổ sai. Tai nạn và điều kiện ăn uống đã làm chết nhiều người. 

      Con số 914 cũng là tên của Cầu tàu Côn Đảo. 914 - theo tính toán ước chừng của tù nhân là số người đã bỏ mạng vì chiếc cầu ngắn nầy!

              Ảnh trên: Bưu ảnh xưa sưu tầm; ảnh dưới ngobadung.blogspot.com
Hội An - XƯA & NAY
Rạp Cine Hòa Bình - xưa (ảnh trên) và Nhà Biểu diễn Nghệ thuật Cổ truyền Hội An - nay
HUẾ - XUNG KHIÊM TẠ - XƯA & NAY
         Xung Khiêm Tạ được thiết kế trên hồ sen, nơi để vua làm thơ, đọc sách. Đây là một công trình trong chuổi quần thể khiến trúc trong Khiêm Lăng của Vua Tự  Đức. 

       Ảnh trên được chụp vào đầu TK XX (bưu ảnh). Ảnh dưới của ngobadung.blogspot.com được chụp vào năm 2011, lúc đó đã hư hại nhiều. Được biết Xung Khiêm Tạ hiện nay đã được trùng tu và bảo quản rất tốt.



Cảnh Sát Giao Thông XƯA & NAY
 CSGT Hà Nội xưa (ảnh không rõ tác giả) CSGT Đà Nẵng (ngobadung)
Phương tiện vận tải công công XƯA & NAY
Ảnh trên : Bưu ảnh xưa sưu tầm
Ảnh dưới: ngobadung.blogspot.com
Ga Chợ Hàn (Tourane) & Đường Bạch Đằng XƯA & NAY
Ảnh trên : sưu tầm
Ảnh dưới  ngobadung.blogspot.com
Một góc Chợ Hàn XƯA & NAY
Cái xưa không còn nữa, bao giờ cũng quý, cũng đẹp. Chợ Hàn xưa kiến trúc thông thoáng, đơn giản, chợ Hàn nay mở rộng, nâng tầng nhưng vẫn bít bùng chật chội. Mà nghĩ một thời chỉ có 90 ngàn dân và nay đã trên 1 triệu dân rồi!
Đường lên Bà Nà XƯA & NAY
          Sáu phu kiệu phục vụ cho một quan lớn đi chơi Bà Nà! Đời nào "đầy tớ" cũng sướng hơn đầy tớ ! 

            Năm 1937, Bà Nà mới có hơn 1.000 khách đến nghỉ mát. Đa số là người Pháp, người Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người phụ nữ Việt lên đây sớm nhất là bà Huỳnh Thị Bảo Hòa, nữ sĩ viết văn sớm nhất của Đà Nẵng. Người làng Đa Phước (Hòa Minh, Liên Chiểu ngày nay)
CỬA CHÍNH ĐÔNG  (Đông Ba) HUẾ - XUA & NAY
Ảnh trên : Cửa Đông bị tàn phá trong trận Mậu Thân 1968
Ảnh dưới : Cửa Đông vào năm 2015 của ngobadung



Bảo tàng Chàm Đà Nẵng  XƯA & NAY

        Hai tấm ảnh cách nhau trên 100 năm. Lúc nầy chưa có Cổ Viện Chàm nơi đây chỉ là khu vực vườn tượng (trước 1915) do người Pháp quy hoạch. 
        Không ngờ nơi đây 100 năm sau trở thành khu vực đắc địa nhất của tp Đà Nẵng.
Nằm gần Cầu Rồng và là nơi giao nhau của các trục đường chính như Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Bạch Đằng, 2.9, Núi Thành.
      Hằng ngày, nơi đây luôn có nhiều du khách. Nhất là du khách phương Tây ghé thăm.