ngobadung
24 tháng 5, 2012
23 tháng 5, 2012
Paramotor - DIPR 2012- Cuộc thi dù bay Quốc tế tại thành phố Đà Nẵng 2012
Paramotor – DIPR 2012
Cuộc thi dù bay Quốc tế
tại thành phố Đà Nẵng – Việt Nam
Quốc kỳ chủ nhà và 4 nước tham dự |
Paramotor là tên một dụng cụ bay gồm
một khung trong đó có động cơ, cánh quạt, bộ điều khiển bay tích hợp với chỗ
ngồi cùng với lồng bảo vệ và dù lượn. Khi
bay lên độ cao nhất định, người điều khiển có thể tắt hoặc khởi động lại động
cơ. Lợi dụng sức gió, dù bay nầy có khả năng bay xa nhiều cây số. Tại Nhật Bản trong
vụ động đất sóng thần vừa qua, với ưu thế trên cao, di chuyển linh hoạt các vận động viên Paramotor
đã tham gia cùng tìm kiếm cứu nạn trên biển hiệu quả.
Là
môn thể thao hàng không ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước và được phổ
biến ở nhiều nước cũng như được tổ chức như một môn thi ở SEA Games, Thế vận hội và các giải quốc tế khác.
Khu vực Đông Nam Á Paramotor bắt đầu phát triển ở Indo, Thái Lan. Riêng Thái Lan đã có hơn 1.000 vận động viên Panamotor và Việt Nam cũng có một CLB tham gia tập luyện môn nầy.
Khu vực Đông Nam Á Paramotor bắt đầu phát triển ở Indo, Thái Lan. Riêng Thái Lan đã có hơn 1.000 vận động viên Panamotor và Việt Nam cũng có một CLB tham gia tập luyện môn nầy.
Với DIPR 2012 lần đầu ở Đà Nẵng từ 23 đến
27.5.2012 sẽ có 25 vận động viên quốc tế gồm Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ và Ba Lan
tham dự dưới sự tư vấn của Liên
đoàn Hanggliding và
Công ty Airea Nhật
Bản. Cùng với Liên hoan pháo hoa quốc tế, liên hoan dù bay quốc tế trong tương lai sẽ là một hoạt động thể thao đặc sắc của thành phố biển miền Trung.
Paramotor -photo Nimbus2.com |
Mathieu Rouanet |
18 tháng 5, 2012
Trung Quốc sản xuất ống kính máy ảnh !
Mitakon 35mm f 1.9 |
Trung Quốc sản xuất ống kính máy ảnh !
Thật
ra từ những năm 1970, Trung Quốc đã sản xuất máy ảnh và ống kính mang thương
hiệu Seagull và Great Wall, riêng máy ảnh Seagull trông rất giống với phiên bản Minolta SRT 101 của Nhật nhưng
ống kính lại có lớp tráng phủ xanh như màu
mực Cửu Long(*)! Máy rất thô và nặng, chất lượng ảnh tầm tầm, thường có màu vàng
như dưa cải muối… ít người xài!
Thời bao cấp không có nhiều máy để lựa chọn,
những máy của Nhật như Yashica, Petri, Topcon thì hiếm và đắt, Nikon và Canon
thì càng đắt và khó tìm hơn. Thị trường máy mới chỉ có Praktica của Đông Đức,
Zenit của Liên Xô là thông dụng do những người đi nước ngoài mang về.
Người Trung Quốc vốn giỏi bắt chước, từ “thượng
vàng” cho đến “hạ cám”. Mới đây trong lĩnh vực nhiếp ảnh, một nhà máy có tên
“ Huyền thoại Quang học Thẩm Dương” đã cho ra đời một loại ống kính góc rộng có
tên Mitakon 35mm F 1.9 với hai phiên bản bạc và đen với giá dưới 100 đô la Mỹ, trong khi ống kính 35mm f 2.0 giá rẻ của Canon có giá trên dưới 300 đô (thị trường hiện nay) nhưng cũng hiếm và đã ngưng sản xuất từ lâu. Mitakon được cho là thành quả hợp tác từ một nhà máy liên doanh Trung –
Nhật nhiều năm trước đó. Cũng giống như vài thương hiệu ống kính của các hãng
thứ ba không được các “ông lớn” Nikon,
Canon nhượng quyền cho phép. Ống Mitakon mới có ngàm cho Nikon và Pentax nhưng với chế độ lấy nét bằng tay. Ống được cấu
tạo với 12 thành phần thấu kính và 12 lá khẩu. Trên một số trang mạng và giới nhiếp ảnh ở Trung Quốc hết lời tán dương thành
quả công nghệ quang học "nội địa" nầy. Không biết công nghệ chế tạo ống kính máy ảnh có độ khó tới đâu nhưng quả thật trên thế giới số nước làm chủ công nghệ nầy chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Với ống kính từ Trung Quốc, Mitakon 35mm f 1.9 với Sony
Nex 3 đã cho ra những tấm ảnh có chất
lượng khá về màu sắc và độ nét.
Trong bối cảnh giá cả các ống kính đến từ Nhật Bản và Đức đang còn đắt và
rất đắt thì
việc các ống kính giá rẻ nhưng có chất lượng "tàm tạm" từ Trung Quốc sẽ là sự lựa chọn cho những người
ít tiền có dịp thử nghiệm. Ngô
Bá Dũng
(*) Cửu Long: Tên một loại mực viết màu xanh mà trong thập niên 70,80 ai ai cũng dùng.
Mitakon 35mm -made in China và một vài hình ảnh từ trang shenyang zhongyi.com |
16 tháng 5, 2012
Leica - Niềm mơ ước của nhiều người cầm máy !
Leica series -0 1923 - Mail Online PHOTO / DIETER NAGLDIETER NAGL/AFP |
Thương hiệu LEICA luôn là niềm mơ ước của nhiều người cầm máy,
một chiếc Leica S2 mà ông Dmitry Medvedev, nguyên Tổng Thống Nga
đang sử dụng, nó có giá (lúc mới ra) trên 450
triệu tiền Việt Nam ! nhưng giá đó chỉ riêng thân
máy thôi, chưa kể ống kính. !
Nguyên Tổng thông Nga với Leica S2 |
Đức vua Bhumibol Adulyadej của Vương quốc Thái Lan cũng là người yêu nhiếp ảnh, trong bộ sưu tập máy ảnh của mình ông có một chiếc Leica M6, phiên bản rất đặc biệt do Leica sản xuất rất giới hạn chỉ 700 chiếc trên toàn thế giới và ngài sở hữu chiếc duy nhất được tráng phủ bằng vàng rất sang trọng. Đây là quà do công chúng Thái Lan dành tặng Đức vua yêu quý của họ nhân sự kiện quan trọng của Hoàng gia.
Leica M6 phiên bản mạ vàng dành cho Đức vua |
Còn
nhớ tấm ảnh “Em bé napalm” mà nhiếp ảnh gia Nick Út, nhiếp ảnh gia người Việt
làm cho hãng Thông tấn Hoa Kỳ AP, anh đã chụp
cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc đang trần truồng vừa chạy, vừa khóc vì bị bỏng trên đường
quốc lộ, phía sau là biển lửa của bom napalm. Bức ảnh đã gây sự xúc động và quan tâm
của thế giới về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nick Ut từng sử dụng chiếc
Leica M2 làm phương tiện tác nghiệp nhiều năm trong chiến tranh
Việt Nam.
Chiếc Leica M2 nầy đã được một bảo tàng Anh Quốc mượn để trưng bày như một kỷ
vật “biên niên sử” chiến tranh.
Tuy nhiên chiếc máy ảnh đắt tiền nhất thế giới hiện nay là chiếc Leica 1923, đây là phiên bản đầu tiên
được Leica sản xuất vào năm 1923, Leica Series-0, nó được sản xuất hạn chế chỉ có 25 chiếc trên toàn thế giới lúc bấy giờ và đến nay một trong 25 chiếc vẫn còn được giữ gìn cẩn
thận theo nguyên mẫu và hoạt động tốt.
Bạn
thử hình dung giá trị của nó là bao nhiêu? Xin thưa, nó được định đoạt trong
cuộc đấu giá ở Viene vừa qua với giá kỷ lục 2.160.000 euro (tương đương 2,8
triệu đô la- dĩ nhiên là giá của người sưu tầm)
Leica Series 0 số hiệu 116, có giá 2,8 triệu đô la - PHOTO / DIETER NAGLDIETER NAGL/AFP |
Leica với triết lý “Sang trọng và lặng lẽ” đó là sản phẩm công nghệ kỹ
thuật cao cộng với sự thiết kế tinh tế, sang trọng và được sản xuất với quy trình công nghệ
bảo thủ, ít thay đổi và nghiêm ngặt nhất của người Đức. Cùng với Leica, những cái tên như Carl Zeiss, Voigtlander luôn được giới nhiếp ảnh đánh giá cao về chất lượng quang học cũng như độ bền vững qua thời gian năm tháng! Những ống kính mang tên Carl Zeiss Jena một thời từ Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR) đã có tuổi trên 30 năm, vẫn còn được rao bán trên các trang nhiếp ảnh với giá từ 2 cho đến 3 -4 triệu và được nhiều người tìm mua. Chứng tỏ chất lượng của thương hiệu, rằng đến từ Đông Đức vẫn được được nhiều người tín nhiệm.
Leica niềm tự hào của người Đức. Giống như Mercedes – Benz, BMW hay Audi... những sản phẩm luôn dẫn đầu thế giới về công nghệ lẫn thiết kế, luôn được đảm bảo bằng vàng với hàng chữ "Made in Germany" !
Leica niềm tự hào của người Đức. Giống như Mercedes – Benz, BMW hay Audi... những sản phẩm luôn dẫn đầu thế giới về công nghệ lẫn thiết kế, luôn được đảm bảo bằng vàng với hàng chữ "Made in Germany" !
Ngô Bá Dũng
Sử dụng lại bài viết và hình ảnh trong trang nầy phải ghi rõ từ nguồn: ngobadung.blogspot.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)