Phủ của một Hoàng tử bên dòng An Cựu - ảnh ngobadung |
Theo lẽ thường, vua cũng phải cưới vợ cho các hoàng tử nhưng khác với bàn dân thiên hạ vì vua là Thiên tử cho nên cái cách cưới vợ cho con cũng theo kiểu “ông trời”.
Có nghĩa là nhà nào có con gái muốn gả cho con vua phải làm đúng các "thủ tục" quy định mới mong được kết thông gia. Tất nhiên trước khi đi đến lễ hỏi, lễ cưới, nàng dâu phải được Tôn nhân phủ cũng như Bộ Lễ kiểm tra, thẩm định đủ các tiêu chuẩn về công, dung, ngôn, hạnh cũng như con nhà “môn đăng hộ đối” là tiêu chuẩn hàng đầu.
Khác với thường dân, vua không trực tiếp đi hỏi, cưới vợ cho con mà sai cận thần đi thay, các ông nầy phải là người có tuổi, đức độ, vợ chồng song toàn, con cái đề huề mới được nhận “Mệnh” và cùng đoàn tùy tùng đi hỏi cưới.
Tại nhà gái, bên bàn hương án, bà con nhà gái mặc y phục nghiêm chỉnh để đón đoàn nhà trai vào nhà và chờ nhận mệnh, nhận mệnh xong, ông bố lạy ơn vua để được… gả con gái cho hoàng tử. Nguyên văn của mệnh ấy như sau: “Vâng Chỉ * (chiếu chỉ) của vua, lấy thị….làm vợ hoàng tử…đến ngày…mỗ (ông) phải đến Tiện Điện nhận mệnh vua” Bố vợ phủ phục trước bàn hương án nhận mệnh vua bằng năm lạy.
Tại nhà gái, bên bàn hương án, bà con nhà gái mặc y phục nghiêm chỉnh để đón đoàn nhà trai vào nhà và chờ nhận mệnh, nhận mệnh xong, ông bố lạy ơn vua để được… gả con gái cho hoàng tử. Nguyên văn của mệnh ấy như sau: “Vâng Chỉ * (chiếu chỉ) của vua, lấy thị….làm vợ hoàng tử…đến ngày…mỗ (ông) phải đến Tiện Điện nhận mệnh vua” Bố vợ phủ phục trước bàn hương án nhận mệnh vua bằng năm lạy.
Phủ Tùng Thiện |
Phẩm vật trong lễ cưới cũng do vua (Bộ Lễ) quy định, gồm vàng 4 nén; bạc 6 nén; bông tai 4 đôi; trâm vàng 1 bộ; xuyến 1 đôi; gấm 6 tấm; lụa màu 10 tấm; lụa tốt 20 tấm; vải tốt 30 tấm, trâu, bò, lợn mỗi thứ một con; trầu cau 1 mâm; rượu 2 hủ; áo, mũ, hài, kiệu, lọng… đó là phẩm vật của lễ cưới, đối với lễ hỏi cũng chừng thứ đó nhưng số lượng ít hơn và không có kiệu, lọng.
Trong lễ cưới tại nhà gái, vua cũng không có mặt, mọi việc đều do hai viên quan chánh và phó sứ lo liệu. Sau khi bố cô gái lạy nhận lễ thì mẹ cô gái dẫn con ra trình diện và lạy để chờ nghe đọc tờ sách chỉ dụ của... vua.
Cô dâu và chú rễ ra mắt. Sau lễ mọi người được khoản đãi yến tiệc. Xong việc chánh, phó sứ ra về nộp cờ phục mệnh !
Ngày hôm sau ông bố mặc phẩm phục đến Tiện Điện ( chỗ ở của vua), bà mẹ đến cung Khôn Đức, nơi mẹ hoàng tử ở, để cùng lạy tạ ơn… vì đã đưa được con gái yêu … “vô nội” !
Cô dâu và chú rễ ra mắt. Sau lễ mọi người được khoản đãi yến tiệc. Xong việc chánh, phó sứ ra về nộp cờ phục mệnh !
Ngày hôm sau ông bố mặc phẩm phục đến Tiện Điện ( chỗ ở của vua), bà mẹ đến cung Khôn Đức, nơi mẹ hoàng tử ở, để cùng lạy tạ ơn… vì đã đưa được con gái yêu … “vô nội” !
Ông bà ta thường nói “cưới con dâu, sâu con mắt” . Quan niệm ấy không dành cho đức vua!
Ngô Bá Dũng biên khảo
Người Huế xưa thường có câu "đưa con vô nội" ý nói khó mà mong gặp lại con .