ngobadung

14 tháng 12, 2010

Dinh trấn Thanh Chiêm, thủ phủ xưa của vùng đất Quảng Nam

Dinh trấn Thanh Chiêm (ảnh chụp cuối thế kỷ XIX) ngobadung sưu tầm
  Dinh trấn Thanh Chiêm.
  Thủ phủ  xưa của vùng đất Quảng Nam

Quảng Nam với nghĩa là vùng đất rộng lớn ở phương Nam, nơi đây vốn là đất của Chiêm Thành. Đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, dân cư đông đúc. Hàng năm số thuế thu ở Quảng Nam còn hơn cả Thuận Hóa. Nên vào năm 1602, Tiên chúa Nguyễn Hoàng tuần du phương nam. Sau  khi khảo cứu vùng nầy. Tiên chúa quyết định cho lập dinh trấn Thanh Chiêm, xem như một thủ phủ quan trọng về chính trị, hành chính, quân sự, giao thông và kinh tế… chỉ sau Dinh Cát ở Thuận Hóa, để dễ bề kiểm soát cả vùng đất Quảng Nam rộng lớn từ Hải Vân vào cho đến Qui Nhơn lúc bấy giờ.
     Dinh trấn Thanh Chiêm được các thương nhân nước ngoài biết đến qua cái tên Cac Ciem hay Kẻ Chiêm. Khi các tàu buôn nước ngoài muốn ghé cảng Hội An buôn bán, họ phải làm thủ tục hành chính và chịu sự kiểm soát ở đây. Ngoài vị trí chiến lược của Dinh trấn Thanh Chiêm như đã nói ở trên. Tiên Chúa còn nhắm đến khả năng phòng thủ, một khi thế lực đàng Ngoài lớn mạnh. Nhưng trước mắt Dinh trấn Thanh Chiêm  là bàn đạp thuận lợi để thực hiện chủ trương “Nam tiến” của nhà Nguyễn trước vùng đất rộng lớn ở phía Nam.
     Dinh Trấn Thanh Chiêm theo tài liệu lịch sử nằm ở thôn Thanh Chiêm (quê hương của món mì Quảng nỗi tiếng Phú Chiêm), phủ Điện Bàn ( nay nàm giữa Thị trấn Vĩnh Điện và cầu Câu lâu , thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn , tỉnh Quảng Nam) Dinh trấn ban đầu được giao cho công tử Nguyễn Phước Nguyên (con thứ 6 của Nguyễn Hoàng) còn có tên là Chúa Sãi  trấn nhậm.
    Dinh trấn Thanh Chiêm ngày nay không còn nữa nhưng những hình ảnh hiếm hoi còn sót lại và những trang viết về dinh trấn của người đương thời đã minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vùng đất Điện Bàn, Hội An, Quảng Nam trong quá trình mở nước của dân tộc.
Ngô Bá Dũng
 Mời các bạn xem trang ảnh của ngobadung trên Picasaweb
 Gallery of ngobadung
    

2 tháng 12, 2010

Cuộc hôn nhân có một không hai trong lịch sử dân tộc

Dấu tích một vương triều đã tàn lụi (ảnh Ngô Bá Dũng)
     Cuộc hôn nhân có một không hai trong lịch sử dân tộc
Năm 1301 vua Trần Nhân Tôn nhường ngôi cho con là Trần Anh Tôn, nhân dịp nầy các nước nhỏ lân bang, trong đó có Chiêm Thành đã cử một đoàn đến Thăng Long chúc mừng tân vương. Khi đoàn về nước, Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tôn cùng đoàn tùy tùng liền thực hiện một chuyến thăm lân bang kéo dài đến…9 tháng!. Một thời gian thăm viếng kỷ lục của một nguyên thủ quốc gia đối với nước lân bang. Đủ biết Chiêm quốc phải tốn kém một khoản ngân sách rất lớn nhưng vẫn “bấm bụng” chăm lo hầu hạ “ cha của vua” và đoàn tùy tùng hàng trăm người rất chu đáo.     Không biết bên trong mục đích thăm viếng nầy còn ý đồ nào khác trong quá trình “Nam tiến” của Đại Việt với Chiêm Quốc sau nầy ?.
     Nhưng sau chuyến thăm ấy là cuộc hôn nhân “đổi đất” có một không hai trong lịch sử mở nước của dân tộc! Chế Mân, một ông vua cương nghị đã từng lãnh đạo nhân dân Chiêm Thành ngăn chặn đoàn quân Mông Cổ xâm lược trước đó nhưng lại là một vị vua si tình. Vua đã có hoàng hậu Tapasi và hàng trăm cung nữ xinh đẹp nhưng nghe đoàn sứ giả nói về các công chúa trong cung vua Đại Việt, vua Chế Mân cũng quyết cưới cho kỳ được một nàng, và …Thái Thượng Hoàng cũng chỉ chờ có vậy. Sau chuyến thăm lân quốc về, lại có đoàn sứ Chiêm gồm 100 người do Chế Bồ Đài dẫn đầu với nhiều mâm vàng bạc, châu báu sang Đại Việt làm lễ cầu hôn cho vua Chế Mân nhưng đến 4 năm sau vẫn chưa nên duyên “Loan Phụng” với công chúa Đại Việt vì có nhiều ý kiến không tán đồng. Chế Mân nôn nóng và đề nghị cắt 2 châu Ô, Lý tương đương 4 tỉnh bây giờ là Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam để làm quà sính lễ. Một cuộc hôn nhân quá đắt ! Vua Trần Anh Tôn quyết định gã người em gái của mình là Huyền Trân cho Chế Mân. Tuy nhiên cuộc hôn nhân giữa nàng công chúa “mặt hoa da phấn” Đại Việt với ông vua Chiêm giàu có với quà sính lễ “khủng” vẫn bị nhiều triều thần phản đối đến nỗi ngoài dân gian ai cũng biết. Vì vậy có câu:
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo”
      Cái diễm phúc mà vua Chế đánh đổi lại quá ngắn, chỉ 2 năm sau ông qua đời, nhưng uất hận mà vua Chế còn mang xuống tuyền đài là nàng Huyền Trân đã không chịu lên giàn hỏa thiêu cùng ông mà lại trở về Đại Việt cùng trong vòng tay người yêu cũ là Trần Khắc Chung trên một chiếc thuyền lớn do vua sai đi đón về. Thuyền và tình lênh đênh trên biển hơn hai tháng trời mới về đến Thăng Long!
       Cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân đã mang về cho Đại Việt một dãi giang sơn rộng lớn, làm cho con đường “nam tiến” của dân tộc bớt đi rất nhiều xương máu.


“Năm tê trong lúc sang Xuân
Tôi theo Công Chúa Huyền Trân tôi lên đường
Đường máu xương đã lắm oán thương
Đổi sắc hương lấy cõi giang sơn”
Lời bài hát “Trên đường cái Quan” của nhạc sĩ Phạm Duy đã nói lên tâm trạng và ý nghĩa của cuộc hôn nhân có một không hai trong lịch sử mở nước của dân tộc Việt Nam.


                                                                       Ngô Bá Dũng
http://ngobadung.blogspot.com/