ngobadung

18 tháng 7, 2025

Quán mỳ Quảng xưa ở Quảng Nam

Quán mỳ Quảng xưa ở Quảng Nam.
Là món ăn mà người dân xứ Quảng ưa thích nhưng không biết ra đời từ khi nào?
Quán xưa bày biện rất đơn giản và cũng rất Quảng Nam xưa - thực khách dùng bữa quanh một chiếc phản gổ, đây cũng vừa là nơi chế biến, bày biện của chủ quán, vừa là chiếc bàn ăn với những chiếc ghế dài chung quanh. Cửa quán là tấm phên tranh, cứ chống cửa lên là quán đã mở bán.
      Thực khách là những người dễ tính, nhìn kiểu vừa chăm chỉ ăn, vừa gác chân là biết món mỳ Quảng ngon cỡ nào rồi!
               Bưu ảnh đã trên trăm năm.

Bản năng săn mồi của chim Trẩu


Chim Trẩu
Khả năng quan sát săn mồi của nó rất cao, trong ảnh nó có thể xoay ngược phía sau.
Người ta nói chim Cú có thể xoay được đến 260 độ. Vì ông trời có bù trừ cho Cú. Vì cặp mắt của Cú vốn có tầm nhìn hẹp và không linh hoạt như chim Trẩu dưới đây.
       Cho nên chim Trẩu vừa có cặp mắt tinh nhanh, vừa có cái cổ xoay ngược không thua chi Cú, vừa có cặp vuốt sắc bén không thua chi loài chim ăn thịt!

13 tháng 7, 2025

Chuyến xe Lamb chiều


Chuyến xe Lamb chiều
     Sao chỉ có 198cc có nghĩa công suất máy chưa bằng 1/7 chiếc Kia Morning sao lại chở được nhiều người vậy? (Chuyện nầy thực tế nhiều người từng chứng kiến).
     Còn nữa trần xe phải rất chắc mới chịu nổi hơn 10 người trên "baga". Ống phụt trước lại là phụt đơn nhưng 02 bánh sau chạy bằng nhíp.
     Sản phẩm "made in Italy & thủ công Vietnam".


Sông Hàn Đà Nẵng xưa

 

Đà Nẵng cách đây 60 - 70 năm.

Sông Hàn còn thơ mộng, dòng sông trong xanh với những cánh buồm yên lành tươi rói màu cật tre được quét lớp dầu rái mới.
     Hai bên dòng sông không xô bồ đông đúc như bây giờ. Sơn Trà ngày ấy vẫn còn nguyên sinh. Chưa có các trạm rada mắt thần và đường sá như sau nầy. Tầm mắt dường như rộng hơn với những dãy núi thấp chạy dài bao bọc Đà Nẵng.

Hội An - Faifoo 1955 - đường Hoàng Diệu

Hội An - Faifoo 1955
Đường Hoàng Diệu, hồi đó chưa có cầu Cẩm Nam.
Nay bên phải là chợ Hội An, chỗ 02 người đi bộ rẻ trái nay là đường Phan Bội Châu.
Trước khi đổi tên Hoàng Diệu, đường nầy mang tên Đỗ Hữu Vị, tên 01 phi công người Việt phục vụ cho không quân Pháp.
Những hàng cây trong ảnh nay gốc đã to đùng, hai, ba người ôm không xuể!

Đại thần Nguyễn Văn Tường.


    Cụ Nguyễn Văn Tường.
Cụ với cụ Tôn Thất Thuyết là người nắm quyền lực tối cao trong triều đình sau khi vua Tự Đức mất.
   Trong vòng vài tháng, hai cụ đã thay đổi "thượng tầng cung đình" như thay áo.
Phế vua Dục Đức
Phế vua Hiệp Hòa
Lập vua Kiến Phúc
Lập vua Hàm Nghi.
       Cụ cùng với cụ Tôn Thất Thuyết chủ trương chống Pháp quyết liệt để bảo vệ ngai vàng.
       Sau sự kiện nổ súng bất ngờ tấn công quân Pháp của triều đình Huế bị thất bại năm 1885.
      Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi lên núi kháng chiến còn Cụ Tường ở lại bị Pháp bắt và đày sang đảo Tahiti rồi chết sau đó 01 năm.
      Hiện nay chỉ ở Đông Hà, Quảng Trị là nơi có tên đường Nguyễn Văn Tường.

Xe trâu và đời sống du canh - du cư

Xe trâu và đời sống du canh - du cư của đồng bào dân tộc vùng Biên Hòa - Đồng Nai xưa.
Gần như là phương tiện vừa di chuyển, vừa lấy sức kéo canh tác vừa như căn nhà di động của các dân tộc như Mạ, Chơ ro, S' tiêng, Cơ ho ở vùng nầy mà người Pháp xưa gọi chung là Mois.
      Những chiếc xe trâu đúng nghĩa được kéo bởi những chú trâu to lớn khỏe mạnh. Bánh xe là những vòng gỗ có đường kính khá lớn nhưng chắc chắn đủ đưa cả gia đình băng rừng, vượt suối trong đời sống du mục xưa.

9 tháng 7, 2025

MỘT THÍ SINH LỚN TUỔI VẪN ĐI THI

MỘT THÍ SINH GẦN ĐẤT, XA TRỜI CŨNG CÒN ĐI THI.
        Ảnh một cụ ông râu tóc bạc phơ với hành trang lều chõng, bút nghiêng đi thi ở trường thi Nam Định dưới triều vua Duy Tân.
        Kỳ thi hương lấy học vị Tú tài và Cử nhân. Ai đạt Cử nhân mới có thể dự thi đình để lấy Tiến sĩ.
Tuy nhiên lúc đó Tú tài cũng đã danh giá với cả làng.
        Thời của cụ đi thi - Nho học bắt đầu suy tàn nhưng cụ vẫn đèn sách ứng thí khi tóc râu đã bạc phơ và tuổi đoán cũng đã ngoài 60.
        Chắc cụ đi thi để làm gương cho con cháu chớ tuổi nầy không ai bổ ra làm quan?
        Trước đó, kỳ thi năm 1592, có hai cha con ở Diễn Châu - Nghệ An cùng đi thi một khóa. Kết quả người cha là Ngô Trí Tri, 51 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến Sĩ. Người con là Ngô Trí Hòa 28 tuổi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến Sĩ, con đậu cao hơn cha.
       Bởi vậy dân gian có câu khen " Con hơn cha là nhà có phúc" là có từ đó. Theo đó cụ mang theo 02 cây dựng lều, một cuộn vải đay làm lều, một chiếc chiếu rơm để nằm mà viết... Một ống quyển đeo ở cổ chứa giấy làm bài. Ngoài ra trong túi còn có bút, mực, nghiên... Đúng như cụ Ngô Tất Tố miêu tả. 
      Các bạn có để ý tiểu tiết phía sau ông cụ. Có ít nhất là 02 xe bò dường như để chứa nước uống phục vụ cho kỳ thi?
Mình thấy thùng chứa giống như chiếc trống, hai đầu bịt da bò có chỗ đặt "cái lù" để lấy nước. Dĩ nhiên chiếc thùng được trét dầu rái để khỏi thấm nước từ trong.

       Riêng cụ cũng là tấm gương của sự hiếu học. Tiếc là không rõ danh tính, quê quán cụ ở đâu?

Chợ Đông Ba - Huế hơn 100 năm trước

Chợ Đông Ba - Huế.
Người anh gánh đôi thúng, một đầu là thúng đầy khoai, thúng kia là người em (?)
    Có lẽ họ từ một làng gần đó gánh khoai ra chợ bán, đầu kia gánh luôn đứa em cho thăng bằng.
   Chắc thấy lạ nên ông tây chụp ảnh và người dân liền bu quanh?
Đất kinh kỳ, chốn văn minh nên các bà đi chợ đều mặc áo dài và con nít cũng vậy. Chỉ riêng hai anh em trông có vẻ là con nhà nghèo.
Bưu ảnh trên trăm năm.

Sông Hàn Đà Nẵng cách đây 60 - 70 năm.






     
Đà Nẵng cách đây 60 - 70 năm.
Sông Hàn còn thơ mộng, dòng sông trong xanh với những cánh buồm yên lành tươi rói màu cật tre được quét lớp dầu rái mới.
Hai bên dòng sông không xô bồ đông đúc như bây giờ. Sơn Trà ngày ấy vẫn còn nguyên sinh. Chưa có các trạm rada mắt thần và đường sá như sau nầy.           Tầm mắt dường như rộng hơn với những dãy núi thấp chạy dài bao bọc Đà Nẵng.

27 tháng 6, 2025

Cơm hến Huế./Mussel rice in Hue

Cơm hến Huế.

   Hội An quê tôi hến rất nhiều nhưng không có món cơm hến.
   Huế thì đặc sản là cơm Hến, ở đâu cũng có treo bảng cơm hến nhưng dưới Vỹ Dạ mới là "kinh đô" của món cơm bình dân nầy.
    Mỗi tô chỉ từ 10 nghìn đồng cho đến 20 nghìn nhưng có thời dưới nầy có quán chỉ có 7 nghìn/ tô nhưng độ ngon thì... tùy mỗi người!
    Mẹ vợ tôi là "vua" cơm hến. Có bữa thấy bà đi chợ rồi ngồi chuẩn bị gia vị cho món nầy tôi đếm thử có bao nhiêu thứ trong tô cơm hến.
Đầu tiên ...( tôi chỉ xin liệt kê ra thôi còn chế biến thì xin chịu) Trước hết là cơm nguội để qua đêm rồi đến hến đã bóc vỏ, ruốc, bột nêm, đường, muối, vị tinh, nước mắm, ớt chưng dầu, hành tím, tỏi, gừng, mè, đậu phụng, dầu ăn, rau bạc hà, xoài xanh, rau thơm, rau ngò, khế, rau muống chẻ, da heo chiên giòn, nước dùng (từ nước luộc hến)... vậy là đếm sơ đã 23 thứ trong một tô cơm hến... còn chi nữa mời các bạn bổ sung.
     Vậy cơm hến ở đâu ngon? trả lời là ở Huế nhưng có lẽ ngon nhất là cơm hến làng Vỹ Dạ. Nếu các bạn siêng chút đi tìm quán Hoa Đông, cách Huế chừng 3km, nếu đi bằng xe máy chầm chậm chừng dưới chục phút tìm đường Ưng Bình mà tới.
                                                    Tuyệt cú mèo!

Giao lưu mừng 30 năm quan hệ Việt - Mỹ/Exchange to celebrate 30 years of Vietnam - US relations

Hôm 22.06 ở đại lộ Phan Đăng Lưu Đà Nẵng (mới mở rộng 01 đoạn - sẽ mở rộng toàn tuyến nay mai), có tổ chức "Giao lưu mừng 30 năm quan hệ Việt - Mỹ"
    Do gần nhà, tiện đường nên mình có ghé thăm.
Thấy quan hệ của Việt - Mỹ ở nhiều lĩnh vực đã đạt như trong pano giới thiệu từ các gian hàng như hợp tác thương mại, kinh tế đầu tư. Hợp tác trong lĩnh vực rà phá bom mìn trong chiến tranh. Tẩy rửa chất độc dioxin. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa.
      Đặc biệt dịp nầy còn giới thiệu nền văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian của hai nước.
      Mặc dầu thời gian chỉ vài tiếng đồng hồ, không gian triển lãm không lớn. Mình chỉ thoáng qua và ghi lại mấy tấm ảnh gọi là đã có đến đây!




























Bến đò Thừa phủ - Huế.


Bến đò Thừa phủ - Huế.
Nằm ở bờ Nam sông Hương, xưa nơi đây có Phủ Thừa Thiên (Thừa Thiên Phủ doãn) đóng gần đó (nay là UBND Tp Huế) nên người ta hay gọi "Bến đò Thừa Phủ".
     Ngày xưa khi chưa có cầu Trường Tiền thì vua cũng đi bằng thuyền rồng và thuyền cũng cập bến ở đây để lên Nam Giao hành lễ.
    Sau nầy nhiều anh chị học sinh của Quốc Học và Đồng Khánh cũng sáng sáng, chiều chiều cắp cặp qua lại nơi bến đò Thừa phủ để đi học cho tiện. Vì vậy chỗ nầy một thời là nơi lưu dấu những kỷ niệm thanh xuân của nhiều người ... già!
     Điển hình như ông chú vợ tôi, mỗi lần về VN thì chỉ lưu trú tại KS Morin để có dịp đôi lần đi bộ đến đây trầm ngâm nhìn Bến đò Thừa phủ.
     Bến đò Thừa phủ đã ngừng hoạt động từ lâu nhưng có vài dịp festival Huế, người ta đã làm nó sống lại một vài hôm như để gợi nhớ một thời vàng son. Một thời mơ mộng - nơi bến đò Thừa phủ.
(Ảnh mới chụp vài hôm)

Đà Nẵng xưa

Đà Nẵng xưa
Những chiếc xe đẩy bán bánh mì, kèm thêm sữa đậu nành, cà phê với giá bình dân ở Đà Nẵng xưa. Loại xe nầy thường xuất hiện ở các bến xe, nhà ga chỗ đông người.
      Chiếc xe quen thuộc nầy gắn bó với tuổi thơ nghèo khó của nhiều người. Có thể được chụp ở khu vực nhà máy bia nước ngọt (BGI) Đà Nẵng. Nhiều chiếc được đóng giống nhau, y như được sản xuất cùng một lò.

Quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng vào ngày 8. 3. 1965.


Có phải quân đồng minh đổ bộ Normandy?
    Không! - đó chính là quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng vào ngày 8. 3. 1965.
    Căn cứ tấm hình ta có thể đoán ra vị trí nầy ở đâu đó dọc bãi biển Thanh Bình, Thanh Khê và Xuân Thiều. (nay đều nằm trên đường Nguyễn Tất Thành).
    TQLC Mỹ hồi đó chỉ trang bị súng cá nhân là garant và carbin mà thôi.
    Đây là cánh quân đầu tiên thuộc Lữ đoàn TQLC số 9 của Mỹ - mở đầu cho sự can thiệp của Mỹ vào Vietnam.

NHỮNG CHIẾC XE LAMB Ở ĐÀ NẴNG NĂM XƯA

Xe Lambro
Chuyến nầy bác tài "trúng mối" vì đón một lúc 10 cô áo dài trắng đi học.
Cho dù ngồi ở cabin hay ngồi ghế sau thì cũng giá tiền như nhau nhưng ngồi phía trước là được ngắm phố phường, được mát mẻ, không phải ngửi khói cay xè. Khi xuống xe tiện hơn nhưng có điều phải "thủ thế" khi xe quẹo cua vì 2 cùi chõ của bác tài làm hành khách ngồi hai bên đôi khi tức hông, tức ngực!.
       (Theo kinh nghiệm của tôi khi ngồi xe Lam gần ông tài xế)
       Nhìn cảnh nầy tui thấy hoài vì sáng nào cũng có những chuyến xe lam như vậy chở học sinh từ Phước Tường xuống Đà Nẵng để đi học. Nhất là có 01 chuyến toàn nữ sinh áo dài của trường QGNT, sáng nào cũng y như vậy!
Không biết có phải chiếc nầy không? Mới đó mà đã 55 năm!

Gio Linh = Quảng Trị 1967 - DMZ


Tháng 4 năm 1967 một đại đội TQLC Mỹ được điều đến Gio Linh - Quảng Trị để giữ an ninh cho công binh Mỹ thiết lập hàng rào điện tử cho vùng đệm DMZ.
Sáng kiến nầy do Bộ trưởng Quốc phòng Mc Nammara đề xuất nhưng không thành công.
Đại đội yểm trợ đó đang trú mưa trong một ngôi chùa hoang.
Nguồn của hãng AP

10 tháng 6, 2025

LỐP XE ĐẠP THỜI CẤM VẬN

LỐP XE ĐẠP THỜI BAO CẤP.
Lúc xưa trường tôi 50 người mới được phân phối vài ba chiếc lốp xe đạp/ năm - Hồi đó hầu hết giáo viên đều đi xe đạp nên ai cũng cần có chiếc lốp để thay.
      Tuy là bán phụ tùng xe đạp nhưng thương nghiệp chỉ bán cho mỗi người mỗi thứ. Ai có ruột thì không có lốp. Ai có rô líp thì miễn có sên. Có người bỏ theo nửa cục gạch thẻ. Nếu xe trật cóc thì dừng lại gỏ gỏ vài cái lại lên xe đi tiếp.
      Nhìn tấm ảnh tưởng họ như đang "múa vòng" trên sân khấu nhưng thật ra họ đang nhận... lốp xe đạp!
(Ảnh sưu tầm - không rõ tác giả)

Quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng vào ngày 8. 3. 1965./American troops landed in Da Nang on March 8, 1965/Las tropas estadounidenses desembarcaron en Da Nang el 8 de marzo de 1965.

   Có phải quân đồng minh đổ bộ Normandy?
   Không! - đó chính là quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng vào ngày 8. 3. 1965.
      Căn cứ tấm hình ta có thể đoán ra vị trí nầy ở đâu đó dọc bãi biển Thanh Bình, Thanh Khê và Xuân Thiều. (nay đều nằm trên đường Nguyễn Tất Thành).
      TQLC Mỹ hồi đó chỉ trang bị súng cá nhân là garant và carbin mà thôi.
      Đây là cánh quân đầu tiên thuộc Lữ đoàn TQLC số 9 của Mỹ - mở đầu cho sự xâm lược của Mỹ vào Vietnam.

Cụ Tuy Lý Vương - Miên Trinh

Tuy Lý Vương.
Con trai vua Minh Mạng, được người đời phong là "Ông Hoàng thơ ca" - lúc nhỏ học giỏi được vua cha yêu quý.
     Ông là người có chủ trương đối thoại với Pháp nên được vua Hiệp Hòa cử đi thương thảo với Khâm Sứ Pháp cho nên bị phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết định "xử" ông (giống như đã "xử" với vua Hiệp Hòa?) nên ông phải tránh dưới tàu chiến Pháp. Về sau bị đưa đi an trí ở Quảng Ngãi. Đến khi vua Đồng Khánh lên ông mới được phục chức. Sang đời vua Thành Thái ông được phong Đệ nhất Phụ nghi Thân thần kiêm đứng đầu Tôn Nhân Phủ.
       Phủ của ông ở Vỹ Dạ ngay mặt tiền đường Nguyễn Sinh Cung hiện nay.
" VĂN NHƯ SIÊU QUÁT VÔ TIỀN HÁN.
THI ĐÁO TÙNG TUY THẤT THỊNH ĐƯỜNG"
Là hai câu mà người đương thời khen hai anh em ông.
Ảnh 1 là chân dung ông
Ảnh 2 là một góc phủ của ông ở Huế - chụp mấy năm trước..




Chim đầu rìu

Chim đầu rìu
Tên gọi của nó giống như hình dạng. Đây là loài bản địa, những nơi nó định cư là nơi có sinh thái, môi trường tốt.
Sống theo cặp, sinh con và cùng săn bắt côn trùng để nuôi con. Vì vậy đây là loài chim có ích. Nó sống ở đâu chính là chỗ ấy có môi trường sống tốt cho con người.
Người ta nói khi một con chết, con kia vẫn cô độc ở vậy!
    Một lần đi Mũi Né cùng với gia đình con gái, chỗ tôi ở gần một tổ chim đầu rìu gồm 01 cặp trống mái và 01 con nhỏ. Chúng siêng năng thay phiên đi tìm mồi nuôi đứa con sắp biết bay.
   Rình miết mà không lúc nào chụp đủ cả 03 thành viên trong gia đình chim vì cứ trống đi thì mái loanh quanh giữ nhà ngó con và ngược lại!