ngobadung

13 tháng 9, 2015

CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN HỮU THỊ LAN TRÊN BƯU THIẾP XƯA. (tức Nam Phương Hoàng hậu)

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA?
CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN HỮU THỊ LAN TRÊN BƯU THIẾP XƯA. (tức Nam Phương Hoàng hậu)
       
Chân dung bà Hoàng Nam Phương
Bà là Hoàng hậu cuối cùng của vị vua Nhà Nguyễn, xuất thân từ gia đình giàu có, thế lực ở miền Nam, có cha là đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và gọi người giàu số 1 đất Nam kỳ, tức Huyện Sĩ là ông ngoại.
        Là tiểu thư xinh đẹp, con nhà giàu có, học thức, được gia đình cho đi học bên tây từ nhỏ, thích âm nhạc và thể thao và là hoa hậu Đông dương nhiều năm trước khi lấy vua Bảo Đại.
        Bà có với vua được 5 người con nhưng không thích thói "trăng hoa" của vua chồng. Về cuối đời bà sống khá khép kín và mất vào năm 1963 (1914-1963) tại Pháp.
                            Ngô Bá Dũng




Cô Nguyễn Hữu Thị Lan khi còn học ở Pháp

11 tháng 9, 2015

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA? Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt.


 Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt. 
THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH X ƯA
Tả quân Lê Văn Duyệt



"Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (đây là nơi tên hoạn quan LVD chịu phép nước).
Ngôi mộ có thời bị san bằng không còn nấm
(ảnh trong mộ được cho đắp lại dưới thời Thiệu Trị). Tám chữ trên, được ghi trên bia, dựng ngay trên mộ, có xiềng xích quấn quanh. Đó là cách mà vua Minh Mạng muốn trừng phạt một khai quốc công thần từng vào sinh ra tử giúp vua cha phục quốc.
      Lê Văn Duyệt, từng hai lần làm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định (Bình Thuận tới Cà Mau), người có công biến vùng đất nầy thành nơi trù phú và yên ổn bậc nhất của Nam Việt rồi Đại Nam thời bấy giờ. Không những nhân dân trong vùng kính phục, tin yêu và các nước lân bang cũng nễ uy danh.
      Bản án tuyên cho ông gồm 7 tội, trong đó năm tội chém, hai tội giảo (thắt cổ) nhưng trớ trêu thay việc "xử" chỉ diễn ra sau khi ông đã qua đời!
      Vua Minh Mạng uy vũ là thế cũng phải nễ uy danh ông, không dám "động binh" khi ông còn tại vị.
       Trong bảy tội chết mà triều đình nghị án có những tội như cho người sang Miến Điện ký kết ngoại giao ngầm. Giấu riêng những giấy đóng ấn khống chỉ "Ngự bảo" hay gọi mộ cha mẹ mình là “lăng” và tội có người con nuôi dám nổi dậy chống lại triều đình! (Lê Văn Khôi)
       Nhưng nghiêm trọng nhất, ông đã "phạm trọng tội" và bị vua Minh Mạng rất ghét nhưng lại không nêu trong bản án. Đó là dám tâu với vua Gia Long nên lập Hoàng tử Cảnh chứ không phải Hoàng tử Đảm (tức Minh Mạng) lên làm vua!
        Ngày nay lăng Ông vốn là chốn tôn nghiêm, tọa lạc tại quận Bình Thạnh, tp HCM, lăng được người dân thành phố xem là chốn linh thiêng thường có đông người đến lễ bái.
         Ở Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nhưng lại là con đường hẩm hiu nhất, ngắn nhất... đường không có một số nhà... như cuộc đời và số phận nghiệt ngã đã dành cho ông.

                        Ngô Bá Dũng

 
Mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt - Mộ được phục dựng
và cho tháo xiềng xích như một hành động nhằm khôi phục danh dự cho ông
dưới thời vua Thiệu Trị







Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?Chân dung Ba Biếu và cái chết của ông.

Ba Biếu 1869-1909
Thấy gì qua những tấm ảnh xưa?
Chân dung Ba Biếu và cái chết của ông.
      
.Ba Biếu (1869-1909), một thủ lĩnh gan dạ luôn sát cánh bên Đề Thám.          Trong trận Thượng Yên tháng 8.1909, Ba Biếu - một chỉ huy xuất sắc và trung thành của nghĩa quân, ông bị thương chẳng may sa vào tay người Pháp do đại tá Bataille chỉ huy.    Ông đã bị chúng giết, bêu đầu ở thị xã Phúc Yên và Phù Lỗ năm 1909.

 
Chân dung Ba Biếu và ảnh ông bị hành hình

Thấy gì qua tấm ảnh xưa? Hòa Thượng trụ trì Tam Thai Quốc tự.

Hòa thượng Từ Trí    1852-1921
  Thấy gì qua tấm ảnh xưa?
 
Hòa Thượng trụ trì Tam Thai Quốc tự.
     Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, nơi có những ngôi chùa cổ nổi tiếng như chùa Tam Thai,  Quán Thế Âm, chùa Linh Ứng (thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, để phân biệt với chùa Linh Ứng mới, trên bán đảo Sơn Trà).
      Trụ trì chùa là những chân tu đạo hạnh trong đó có công chúa Ngọc Lan ( em gái vua Minh Mạng) cũng là người từ bỏ lầu son, gác tía để về đây quy y cửa Phật.
       Trong ảnh là Hòa Thượng Từ Trí, một nhà sư uyên bác, đạo hạnh (1852 -1921)  đang chuẩn bị xuống núi hành đạo.
                                               Ngô Bá Dũng


Ảnh của Ngô Bá Dũng.

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA? NGƯỜI VIỆT ĐI LÍNH CHO PHÁP


THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA?
NGƯỜI VIỆT ĐI LÍNH CHO PHÁP
    
Lính khố đỏ Nam kỳ
 Trong ảnh Người lính khố đỏ Việt Nam chiến đấu cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới lần I (1914-1918), trên ngực đeo 3 huy chương chiến công của Đại Pháp nhưng ăn mặc rất xuềnh xoàng, nón dấu, chân trần... trang bị thô sơ.
            Người An Nam đi lính cho Pháp xưa gọi chung là lính Tập, gồm lính khố đỏ (Nam Kỳ), khố xanh (Trung, Bắc Kỳ) quân phục có thắt lưng, đóng khố thả thòng dưới rốn nhưng vẫn mặc quần, để phân biệt với khố vàng "Ngang lưng thì thắt đai vàng..." thuộc quân đội triều đình và lính lê dương của Pháp bấy giờ.
           Mặc dầu đóng góp công lao, xương máu cho nước Pháp nhưng họ bị phân biệt trong hệ thống quân giai và cả đời sống xã hội.
         Trong quân đội, cấp sĩ quan chỉ trao cho người Pháp. Người Việt cao nhất chỉ đến chức Đội (như Đội Cấn, Đội Dinh...) Ngược lại trên chiến trường, họ và lính thuộc địa Phi Châu phải "xung phong" hứng đạn trên tuyến đầu chống ... Đức!
                            Ngô Bá Dũng

Một đơn vị lính người Việt trên đường ra trận
Binh lính người Việt phải lao động nặng nhọc
Người Việt đi lính cho Pháp


           

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA? AI LÀ ĐẠI GIA CỦA SÀI GÒN - CHỢ LỚN NGÀY XƯA?

THẤY GÌ QUA NHỮNG TẤM ẢNH XƯA?
AI LÀ ĐẠI GIA CỦA SÀI GÒN - CHỢ LỚN NGÀY XƯA?
    
   
Tổng đốc Phương - một trong
 tứ đại gia Nam kỳ
Đầu thế kỷ XX, vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn có 4 nhà giàu có tiếng đến nỗi dân gian có câu Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
        *Nhất Sĩ, tức Huyện Sĩ, đất ruộng cò bay mõi cánh! Là con chiên ngoan đạo. Ông từng hiến đất, bỏ tiền xây nhà thờ Huyện Sĩ nằm trên đường Tôn Thất Tùng (gần BV phụ sản Quốc tế) ngày nay.
      *Nhì Phương, tức Đỗ Hữu Phương, hàm tổng đốc, nên dân quen gọi là Tổng đốc Ph
ương.
      *Tam Xường, tên thật là Tường Quan, gốc Hoa. Chuyên thầu cung cấp lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn xưa.
      *Tứ Định, tức Hộ Định cũng người Minh Hương, ngụ cư Chợ Lớn. Đều có tiếng giàu " Nứt đố, đổ vách"!
        Tổng đốc Phương ( trong ảnh), người thấp, phốp pháp, để râu ngạnh, vuốt keo cong kiểu cá trê, ăn mặc chải chuốc như người Âu. Người đương thời ví von ông có phong cách "tây hơn cả tây" và là người "trung thành" số 1 với nước Pháp, được Pháp tặng Bắc Đẩu bội tinh.
          Sài gòn hồi trước có con đường lớn mang tên ông, đường Tổng đốc Phương.
                                                Ngô Bá Dũng