ngobadung

11 tháng 9, 2015

THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH XƯA? Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt.


 Chân dung và mộ Tả quân Lê Văn Duyệt. 
THẤY GÌ QUA TẤM ẢNH X ƯA
Tả quân Lê Văn Duyệt



"Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (đây là nơi tên hoạn quan LVD chịu phép nước).
Ngôi mộ có thời bị san bằng không còn nấm
(ảnh trong mộ được cho đắp lại dưới thời Thiệu Trị). Tám chữ trên, được ghi trên bia, dựng ngay trên mộ, có xiềng xích quấn quanh. Đó là cách mà vua Minh Mạng muốn trừng phạt một khai quốc công thần từng vào sinh ra tử giúp vua cha phục quốc.
      Lê Văn Duyệt, từng hai lần làm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định (Bình Thuận tới Cà Mau), người có công biến vùng đất nầy thành nơi trù phú và yên ổn bậc nhất của Nam Việt rồi Đại Nam thời bấy giờ. Không những nhân dân trong vùng kính phục, tin yêu và các nước lân bang cũng nễ uy danh.
      Bản án tuyên cho ông gồm 7 tội, trong đó năm tội chém, hai tội giảo (thắt cổ) nhưng trớ trêu thay việc "xử" chỉ diễn ra sau khi ông đã qua đời!
      Vua Minh Mạng uy vũ là thế cũng phải nễ uy danh ông, không dám "động binh" khi ông còn tại vị.
       Trong bảy tội chết mà triều đình nghị án có những tội như cho người sang Miến Điện ký kết ngoại giao ngầm. Giấu riêng những giấy đóng ấn khống chỉ "Ngự bảo" hay gọi mộ cha mẹ mình là “lăng” và tội có người con nuôi dám nổi dậy chống lại triều đình! (Lê Văn Khôi)
       Nhưng nghiêm trọng nhất, ông đã "phạm trọng tội" và bị vua Minh Mạng rất ghét nhưng lại không nêu trong bản án. Đó là dám tâu với vua Gia Long nên lập Hoàng tử Cảnh chứ không phải Hoàng tử Đảm (tức Minh Mạng) lên làm vua!
        Ngày nay lăng Ông vốn là chốn tôn nghiêm, tọa lạc tại quận Bình Thạnh, tp HCM, lăng được người dân thành phố xem là chốn linh thiêng thường có đông người đến lễ bái.
         Ở Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nhưng lại là con đường hẩm hiu nhất, ngắn nhất... đường không có một số nhà... như cuộc đời và số phận nghiệt ngã đã dành cho ông.

                        Ngô Bá Dũng

 
Mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt - Mộ được phục dựng
và cho tháo xiềng xích như một hành động nhằm khôi phục danh dự cho ông
dưới thời vua Thiệu Trị







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét