ngobadung

12 tháng 4, 2013

Máy ảnh xưa "made in Germany"

Voigtländer Vito B, sản xuất 1954.
  
Voigtländer VitoB
Nhiều chiếc máy ảnh có tuổi trên dưới 60 năm nhưng vẫn còn đẹp và hoạt động tốt.
   Người Đức - Họ là bậc thầy về sự sáng tạo. Những sản phẩm của họ luôn đạt chất lượng tuyệt vời, chính xác, siêu bền, tinh tế và thẩm mỹ cao. Ở Việt Nam, những người chơi ảnh ngày xưa không lạ gì với những thương hiệu máy ảnh đến từ nước Đức như Leica, Zeiss Ikon, Retina, Contax, Voigtlander... nhưng sắm được nó quả là không dễ, vì giá quá đắt so với máy ảnh của Nhật.
  
  Chiếc Voigtländer VitoB của tôi là một ví dụ, nó được xuất xưởng gần 60 năm (về tay tôi chỉ mới vài năm thôi) nhưng hình thức bên ngoài và chất lượng thấu kính vẫn còn như mới. Người ta nói rằng chất lượng thấu kính của Đức được chế tác đặc biệt theo một quy trình nghiêm ngặt và mất nhiều thời gian với chất liệu thủy tinh cao cấp vì vậy dù trãi qua hàng chục năm, thấu kính vẫn trong suốt không bị mù, mốc và giảm chất lượng như một số ống kính từ Nhật. Những linh kiện, chi tiết máy móc cũng được làm từ hợp kim tốt nên máy luôn vận hành chính xác, bền bỉ với thời gian. Chiếc Voigtlander tuy nhỏ nhắn nhưng nặng đến 600 gr, các chi tiết vẫn còn sáng bóng với bao da nguyên thủy. Mặc dầu đã lâu không sử dụng nhưng màn trập vẫn nhãy với âm thanh "tách, xè tách" một cách chính xác theo từng tốc độ.
  Thi thoảng, trên tay với chiếc máy ảnh xưa, ta có cảm tưởng nhịp sống đang chậm lại. Không như với máy ảnh kỹ thuật số. Những cú bấm máy làm ta phải chỉnh chu, nắn nốt, đắn đo vì sợ... phí phim, tốn tiền !
                           Ngô Bá Dũng
Voigtländer - ảnh ngobadung



       
Voigtlander Vito B
Retina Kodak - Germany 1949/ ảnh ngobadung
EXA 1949 - với kiểu dáng và logo rất cđiển 
 được sản xuất từ kinh đô điện ảnh Dresden của Đức Quốc

 
Paxette 1949 sản xuất bởi nhà Braun, Germany
Kodak Retina 1950 - Germany - ngobadung

Lacon Leica 1954

 
Altix n  1957 - Germany  / Collection of ngobadung

7 tháng 4, 2013

Cầu Trần Thị Lý – Đà Nẵng



Cầu Trần Thị Lý - ảnh ngobadung


 Cầu Trần Thị Lý – Đà Nẵng



       Cùng với cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, một chiếc cầu đẹp, bắc qua Sông Hàn cũng vừa được thông xe hôm 29.3. Như vậy, t cầu Thuận Phước, Đà Nẵng đến đoạn QL1 (sông Cầu Đỏ) dài 16 km đã có cả thảy 10  chiếc cầu.
    Nối liền hai bờ đông – tây Sông Hàn: Cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Tuyên Sơn và  bốn cây cầu khác nằm theo trục Bắc - Nam trên sông Cẩm Lệ là cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Cẩm Lệ và cầu Đỏ.

       Thành phố Đà Nẵng với những tên gọi “Thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường Xanh Sạch Đẹp”, “thành phố biển” thì nay được biết đến như một “thành phố của những chiếc cầu”.

       Cầu Trần Thị Lý, rộng 34,5 m, dài 730 m với 6 làn xe lưu thông và 2 hành lang cho người đi bộ. Cầu nối liền quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Đây là chiếc cầu có thiết kế đẹp và phương pháp thi công tiên tiến do CIENCO 1 thực hiện và công ty WSP Finland thiết kế, giám sát.

                                                       Ngô Bá Dũng