ngobadung

18 tháng 3, 2012

Ai đi chợ nổi Cái Răng !






Ai đi chợ nổi Cái Răng !
Cai Rang floating market - photo ngobadung
Chợ nổi Cái Răng - ảnh Ngô  Bá Dũng
         Cái Răng, cái tên rất dân dã như bao nhiêu tên đất, tên làng của miền sông nước  vùng Tây Nam bộ. Nhiều khách ngoại quốc đã vượt quảng đường dài  hàng ngàn cây số đến để được đi... chợ. Còn ta, đã đến thành phố Sài Gòn, chẵng lẻ còn hơn 150 cây số lại không ghé đến đây để được "mục sở thị" ?
         Đến Cần Thơ muốn đi chợ nổi Cái Răng, khách phải có mặt thật sớm trước lúc 4 giờ sáng để khởi hành đến chợ bằng thuyền, vì chợ chỉ đông vào lúc 4, 5 giờ sáng cho đến 9 giờ là chợ tự giải tán. Muốn vậy khách du lịch phải đến trước một ngày để nghỉ lại đêm để tờ mờ sáng là lên đường...đi chợ.
         Xuất phát từ bến Ninh Kiều và phải mất chừng 15 phút trên ca nô, du khách sẽ đến "Cai Rang market". Mới tờ mờ sáng mà bến đã có nhiều người. Các bác tài công, trước lúc khởi hành đều nói như đinh đóng cột là đảm bảo có đủ áo phao cho khách. Nhưng khi an vị rồi, nhìn quanh chẳng thấy áo phao đâu, chẳng lẽ lại bước xuống trở về? 
       Khởi hành! dưới bến thuyền, tiếng ca nô, thuyền máy nổ inh ỏi, xé nước lao ngược về phía Hậu Giang. Lòng sông rộng gần cả cây số nhưng cảm giác vẫn hẹp vì thuyền bè đi lại trên sông hơi nhiều. Các thuyền chạy ngược, chạy xuôi, bên phải, bên trái, dường như không theo luật lệ nào. Thỉnh thoảng,  sóng do những thuyền đi ngược đánh tạt vào mạn thuyền làm nước bắn tung tóe .Các bác tài công cứ thế “nhấn ga”  bằng cách kéo kéo sợi dây dù buộc vào cần ga của động cơ . Chiếc thuyền cứ băng băng  lúc thấp, lúc cao, lao nhanh về phía trước.
          Đến rồi ! !
          Thoáng từ xa thấy thuyền của du khách, lập tức mấy chiếc xuồng máy bán hàng tăng tốc lượn vòng một cách điệu nghệ rồi áp sát vào hai bên mạn thuyền, nhanh chóng cột dây định vị hai bên hông như thể gặp phải ...“hải tặc” ngoài biển !
         Ngoài sông lúc nầy thuyền bè rất đông, thuyền nào cũng gắn máy cao tốc, nhưng để tránh va chạm họ chỉ dùng mái chèo để di chuyển. Hàng hóa mua bán tại chợ phần lớn là trái cây vào vụ mùa như vú sữa, xoài, ổi, mít, dứa, chuối,  bắp, dưa gang, dưa hấu…các loại rau củ như khoai lang, bí đao, bí đỏ, củ mì (sắn), su hào, su bắp, hành, tỏi, rau sống….mùa nào thức ấy. Bên cạnh các thuyền buôn bán, còn có các thuyền phục vụ ăn uống như mì, cháo, cơm, hủ tiếu, cà phê, nước giải khát và có thuyền chuyên bán sim, thẻ và pin sạc cho điện thoại di động và có cả vé số kiến thiết nữa! Gần như mỗi thuyền chỉ kinh doanh một hoặc hai mặt hàng. Không bảng hiệu, không chào mời nhiều. Ai bán mặt hàng nào thì cột sào treo thứ ấy lên. Nhìn trên đầu cây sào treo một dây hành là đích thị nơi ấy bán hành, thấy treo vài nãi chuối là thuyền ấy bán chuối, rất trực quan sinh động ! Tuy nhiên, theo anh hướng dẫn cũng có trường hợp ngoại lệ là thuyền bán cà phê, nước giải khát  và thức ăn thì không có cái gì để... treo. Còn thấy thuyền nào treo áo quần, là quần của gia đình chủ thuyền giặt  phơi cho khô, không nên hỏi…mua làm chi !!! 

        Chợ nổi Cái Răng là một trong nhiều chợ nổi của miền Tây Nam bộ, đây là nét sinh hoạt, buôn bán mang tính truyền thống đã có từ thời xa xưa phù hợp với đặc điểm địa hình sông nước và kênh ngòi chằng chịt nơi đây.
         Ai đến miền sông nước Cửu Long  mà không ghé thăm chợ nổi xem như chưa đến đó, hic !
                                                                            Ngô Bá Dũng
Cảnh mua bán trên chợ - ảnh Ngô  Bá Dũng

ảnh Ngô Bá Dũng
        
ảnh Ngô  Bá Dũng 

ảnh Ngô Bá Dũng

Cửa hàng Mobi Fone - ảnh Ngô Bá Dũng




Mua bán trên sông - ảnh  Ngô Bá Dũng
Chợ đông lúc hửng sáng - ảnh Ngô  Bá Dũng
Treo gì - bán nấy - ảnh Ngô Bá Dũng




Nhưng...có thứ treo mà không bán - ảnh Ngô Bá Dũng



Nhà mặt tiền bên chợ nổi - ảnh Ngô Bá Dũng

Bán củi - ảnh Ngô Bá Dũng








Hoa Súng trong Nhà vườn ở cái Răng - ảnh Ngô Bá Dũng





"Trong đầm gì đẹp bằng Sen..."




 Trạm xăng trên sông- ảnh Ngô Bá Dũng

Dưa gang - ảnh Ngô Bá  Dũng









Chợ nổi Cái Răng - ảnh Ngô Bá Dũng >>> Cai Rang floating market - photo ngobadung
Thêm vài hình ảnh khi thăm chợ Cái Răng mới đây (tháng 3 . 2017)







Chiếc cầu nối những bờ vui !



Trên cầu Bắc Mỹ Thuận -
 ảnh Ngô Bá Dũng
   "Chiếc cầu nối những bờ vui" !
        Nước ta có nhiều sông và đương nhiên cũng rất nhiều cầu. Cây cầu đơn giản là để giải quyết việc lưu thông, đi lại của dân ở hai bờ. Ấy thế! có những chiếc cầu như cầu Bến Hải, một thời gian dài đã không được sử dụng đúng như chức năng vốn có của nó…như là một chiếc cầu . Có những chiếc cầu gắn liền với những trận đánh ác liệt của những con người quyết giữ và những người quyết phá hủy - cầu Hàm Rồng.
       Cầu Tràng Tiền “sáu vài mười hai nhịp” mà thi ca, nghệ sĩ đã tốn không biết bao nhiêu là giấy với …ảnh. Có những chiếc cầu đẹp kiến trúc như một ngôi chùa, trên cầu có đền thờ thần, hai bên có chỗ dừng chân ngồi nghỉ mát của khách bộ hành, như chùa Cầu ở Hội An hay  cầu ngói Thanh Toàn ở Thủy Thanh, Huế                 
                            “ Ai về cầu ngói Thanh Toàn
                         Cho em về với một đoàn cho vui”
Chùa Cầu Hội An - ảnh Ngô Bá Dũng

      Trên đường thiên lý Bắc Nam có nhiều cây cầu đẹp, hiện đại vừa được xây dựng trong những năm gần đây như cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng dài gần 6.000 m. Cầu Thanh Trì, cũng bắc qua sông Hồng, được cho là dài nhất ở Bắc Bộ với chiều dài 12 cây số.
     Ở Đà Nẵng có cầu sông Hàn, chiếc cầu là biểu tượng của thành phố  “đầu biển- cuối sông”. Cùng với cầu Thuận Phước, cây cầu đã góp phần thay đổi cảnh quan và cuộc sống của người dân bên bờ Đông sông Hàn mà người dân Đà Nẵng từng có thời ví von, so sánh:
                          “Gái quận Ba không bằng bà già quận Một!”

     Rồi đây Đà Nẵng sẽ có nhiều chiếc cầu đẹp bắc qua sông Hàn như cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý...
     

     Về miền sông nước Nam bộ nơi mà nhiều cư dân xem thuyền như nhà, sông nước là chợ cũng có nhiều chiếc cầu rất ấn tượng, cầu Bắc Mỹ Thuận, đẹp thanh thoát như một dãi lụa  bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.
   Cầu Cần Thơ, bắc qua sông Hậu, nối liền hai thành phố Vĩnh Long và Cần Thơ, tuyến giao thông huyết mạch, chấm dứt nạn “qua sông – lụy đò” của 50.000 lượt người và cũng xấp xỉ chừng ấy lượng xe gắn máy, ô tô qua đây mỗi ngày!

      Tương phản với những chiếc cầu hiện đại. Ở nông thôn như xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum)  người dân vẫn phải “qua cầu” bằng cách bám ròng rọc, đu dây cáp để sang sông, họ là những “nghệ sĩ xiếc” bất đắc dĩ. Vì muốn sang sông chỉ có cách đu tòn ten trên sợi dây cáp cao 20m, dài 150m, mới qua được bờ bên kia để đi chợ, đến trường...
     Chiếc cầu luôn là hình ảnh đẹp kết nối đôi bờ, cho dù là "cầu khỉ" chăng nữa !
                                                                                      Ngô Bá Dũng 

Cầu Thuận Phước - ảnh Ngô Bá Dũng

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa (ảnh xưa) Cầu Hàm Rồng nay không giống với nguyên bản.

Cầu quay Sông Hàn - ảnh Ngô Bá Dũng

Cầu Sông Hàn - ảnh Ngô Bá Dũng








cầu Cần Thơ - ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu Cần Thơ - ảnh Ngô Bá Dũng 


Cầu Tràng Tiền

Cầu ngói Thanh Toàn - Huế -ảnh ngobadung

Cầu Phú Mỹ - ảnh Ngô Bá Dũng
Chụp ảnh cưới trên cầu - ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu Kho Rèn (sông An Cựu -Huế) ảnh Ngô Bá Dũng
cầu Trà Khúc (Quảng Ngải)
Cầu tạm Tứ Câu ( Điện Bàn ) - ảnh Ngô Bá Dũng


Cầu Rồng  - Dragon Bridge - Драконов мост / ảnh ngobadung


Cầu Trần Thị Lý
                                         Cầu nầy sẽ dành cho người đi bộ
)
Cầu khỉ - ảnh Ngô Bá Dũng

 "Nhịp cầu tre lắc lư..."

Học sinh vượt sông theo kiểu 
"đặc công" đến trường. 
 ảnh Dân Trí










                                                                   
                                                                    

                                          
     
  
                          Cầu Kỳ Lam, Điện Bàn, Quảng Nam. (ảnh sưu tầm)
            Cầu do người Pháp xây dựng để phục vụ cho tuyến đường sắt Đà Nẵng- Quy Nhơn.
Thật xúc động khi tìm thấy ảnh nầy.
        Ngay đầu cầu (bên phải) là nhà ngoại tôi, nơi "chôn nhau cắt rốn" nhiều đời của dòng họ Nguyễn Đình Kỳ Lam.
        Ảnh chụp lúc cầu Kỳ Lam đang được thi công ( khoảng chừng từ năm 1932 đến 1937) , ảnh cho thấy các nhịp cầu đang còn gác một đầu trên các mố trụ.
         Ngày nay ở đây đã có cây cầu Kỳ Lam mới.
                       
Tràng Tiền đêm - ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu vượt Ngã Ba Huế, Đà Nẵng - ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu Ka Long - Móng Cái - ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu Ka Long trên sông Bắc Luân, sát biên giới với Trung Quốc -Việt Nam - ảnh Ngô Bá Dũng
Trên cầu Bính, Hải Phòng - ảnh chụp từ  Ô tô của Ngô Bá Dũng
Tràng Tiền Huế -ảnh Ngô Bá Dũng
Cầu Cồn - Huế -ảnh Ngô Bá Dũng